“Soọng cô” là hình thức hát đối đáp nam nữ với những vần thơ trữ tình, giàu tính dân tộc của người Sán Dìu. Soọng cô, về hình thức diễn xướng cũng tương tự như Sli, Slượn của người Tày, Nùng; quan họ, hát ghẹo, hát xoan của người Kinh. Thanh niên nam, nữ Sán Dìu từ 16 tuổi trở lên đều hát thành thạo các làn điệu Soọng Cô, múa Bướm, bởi từ lúc bước vào tuổi teen (12-13 tuổi) họ đã theo anh, theo chị tập hát, tập múa. Thế rồi, lời hát Sọng Cô, điệu múa Bướm… thấm vào tâm trí họ, trở thành niềm tự hào di sản cộng đồng. Các bài hát đều được ghi lại rồi nhân thành nhiều bản trao tay nhau học thuộc lòng.
Nghệ nhân đang hướng dẫn, truyền dạy điệu múa "Bướm" cho cán bộ Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, ảnh: Nguyễn Minh.
Múa “bướm” là một trong những điệu múa cổ của người Sán Dìu. Theo như tích câu truyện các cụ kể lại, múa “bướm” do các cô gái Sán Dìu thực hiện khi lập đàn trong lễ “Đại Phàn”. Xưa kia chỉ có người phụ nữ Sán Dìu mới làm thầy cúng, thầy mo nhưng vì bị trêu ghẹo nhiều quá nên các cô gái Sán Dìu đã bỏ học thầy và chuyển sang người đàn ông, cũng chính vì lẽ đó mà hiện nay nghi lễ múa “bướm” đã ko còn trong nghi lễ lập đàn trong lễ “Đại Phàn”, người biết về làn điệu múa “Bướm” không còn nhiều. Đây là một trong những nét văn hóa cần phải được bảo tồn và phát huy.
Hãy đến với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam trong kỳ nghỉ lễ đặc biệt này để khám phá và trải nghiệm văn hóa Việt Nam. Các bạn sẽ có cảm nhận thú vị, bổ ích theo cách riêng của mình !
Bảo tàng là một điểm đến hấp dẫn với các em học sinh, ảnh: Nguyễn Minh.
Tác giả bài viết: Minh Đỗ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...