Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại

Chủ nhật - 12/08/2018 00:55
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại

Nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam tổ chức các hoạt động: Trưng bày, trải nghiệm, hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại” và Hội nghị Ban Chấp hành Hội Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2014 - 2019 tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

 

Hoạt động diễn ra trong 3 ngày, từ 17-19 tháng 8 năm 2018, với sự tham gia của hơn 100 thành viên BCH Hội Di sản văn hóa Việt Nam, hơn 200 nghệ nhân, nghệ sỹ đến từ 17 câu lạc bộ dân ca ở mọi vùng miền Việt Bắc, Hà Nội, hàng nghìn học sinh sinh viên tham gia vào các hoạt động giao lưu, trình diễn, trải nghiệm, sáng tạo văn hóa như: Âm nhạc dân gian; Học mà chơi, chơi mà học; Bảo vệ môi trường tại cộng đồng, điểm đến và trường học; giao lưu văn hóa, hầu đồng, hát chèo, hát then, hát quan họ... truyền dạy thực hành các nghề thủ công truyền thống bằng nguyên liệu tự nhiên gồm: In hoa văn bằng sáp ong, nhuộm vải bằng lá cây, làm giấy bản bằng rơm của nghệ nhân các dân tộc Thái, Mông, Dao, in tranh trên chất liệu giấy rơm theo mẫu bản khắc sáng tạo mới. Đặc biệt, hoạt động lần này có sự tham gia của  nhiều nhóm nghệ nhân dệt, nhuộm, giấy dó các dân tộc Thái, Mông, Dao với mong muốn kết nối, sử dụng nguyên liệu tự nhiên, sáng tạo ra những sản phẩm mang hơi thở của thời đại trên nền kỹ thuật truyền thống.

Biểu diễn tiết mục hầu đồng tại Hội thảo, ảnh: Minh Đỗ

Nhằm đánh giá thực trạng và nhận diện thương hiệu điểm đến của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, khả năng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách tham quan. Bảo tàng VHCDT Việt Nam đã tổ chức Hội thảo xây dựng thương hiệu Bảo tàng và phát huy sản phẩm thủ công truyền thống trong cuộc sống đương đại. Hội thảo  nhấn mạnh việc phát triển nghề thủ công truyền thống từ nguyên liệu tự nhiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thay đổi nhận thức, định hướng, khuyến khích mọi người sử dụng nguyên liệu tự nhiên trong sản xuất và tiêu dùng, đồng thời tiếp cận công nghệ mới trong sản xuất thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hội thảo cũng nghiên cứu phát triển, khuyến khích công chúng tham gia vào các hoạt động giáo dục, trải nghiệm tại Bảo tàng.

Hội thảo Trưng bày, trải nghiệm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại, ảnh: Minh Đỗ 

In sáp ong trên vải lanh của dân tộc Mông, ảnh: Minh Đỗ

Các hoạt động văn hóa do Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tổ chức đã góp phần khơi dậy truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, đồng thời thiết thực kết nối công chúng cùng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong cuộc sống đương đại. Đặc biệt, thông qua các hoạt động trải nghiệm góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa Bảo tàng, trường học với các tour du lịch lữ hành trong và ngoài tỉnh.

Quang Minh

 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Điểm du lịch nào của Thái Nguyên bạn thích nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 16
  •   Máy chủ tìm kiếm 7
  •   Khách viếng thăm 9
 
  •   Hôm nay 8,904
  •   Tháng hiện tại 120,561
  •   Tổng lượt truy cập 15,089,523
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi