Những điểm đến du lịch tâm linh thu hút du khách dịp đầu xuân tại Thái Nguyên

Thứ hai - 29/01/2024 15:04
Những điểm đến du lịch tâm linh thu hút du khách dịp đầu xuân tại Thái Nguyên

Tết đến xuân về, người dân thường muốn tìm đến các điểm tâm linh để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an và may mắn. Về loại hình du lịch tâm linh, có thể nói là thế mạnh của Thái Nguyên. Các di tích lịch sử, đình, đền, chùa phân bố ở hầu hết địa bàn các huyện và thành phố trong tỉnh. Dưới đây Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Thái Nguyên xin chia sẻ một số điểm đến mà du khách không nên bỏ qua vào dịp đầu xuân khi đến với Thái Nguyên.

Tết đến xuân về, người dân thường muốn tìm đến các điểm tâm linh để cầu tài, cầu lộc, cầu bình an và may mắn. Về loại hình du lịch tâm linh, có thể nói là thế mạnh của Thái Nguyên. Các di tích lịch sử, đình, đền, chùa phân bố ở hầu hết địa bàn các huyện và thành phố trong tỉnh. Dưới đây Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Thái Nguyên xin chia sẻ một số điểm đến mà du khách không nên bỏ qua vào dịp đầu xuân khi đến với Thái Nguyên.

 Đầu tiên phải kể đến là Cụm di tích Đình - Đền - Chùa Cầu Muối nằm ở trung tâm xóm Cầu Muối thuộc xã Tân Thành, huyện Phú Bình. Cụm di tích là một trong những điểm đến tâm linh nổi tiếng tại Thái Nguyên, gồm 1 ngôi đình, 2 ngôi đền và 1 ngôi chùa. Đình Cầu Muối thờ Thành Hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức Dương Tự Minh). Chùa Cầu Muối có tên chữ là “Linh Sơn Tự”, thờ Phật. Đền Công Đồng thờ mẫu Liễu Hạnh và đền thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn. Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, Đình - Đền - Chùa Cầu Muối được xây dựng từ năm 1719 vào thời hậu Lê, đời vua Lê Dụ Tông. Đến nay còn lưu giũ được nhiều hiện vật gốc có giá trị nghệ thuật và niên đại cổ xưa. Hằng năm, lễ hội Đình - Đền - Chùa Cầu Muối thường bắt đầu vào ngày mùng 4 Tết. Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về phong tục tập quán của người Việt trong năm mới. Phải chăng, đó cũng là lý do mà nhiều người tìm đến cụm di tích để làm lễ và mua cho được những gói muối về nhà với mong muốn một năm nhiều may mắn và thành công cho gia đình.

Cụm di tích Đình - Đền - Chùa Cầu Muối thu hút đông đảo du khách

 mỗi dịp Tết đến xuân về.

Tiếp đến là Di tích lịch sử Quốc gia Núi Văn - Núi Võ nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo, thuộc 2 xã Văn Yên và Ký Phú, huyện Đại Từ, gắn với tên tuổi danh tướng Lưu Nhân Chú người đã có những đóng góp kiệt xuất cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh thế kỷ XV và triều đại nhà Lê. Ông đã từng dự Hội thề Lũng Nhai năm 1416 với Lê Lợi. Dưới chân núi Văn, núi Võ đều có đền thờ Lưu Nhân Chú. Hằng năm lễ hội Núi Văn - Núi Võ được mở vào dịp đầu xuân mùng 4 Tết để tưởng nhớ người anh hùng của quê hương. Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân khắp nơi về dự hội.

          Lễ hội Núi Văn - Núi Võ, huyện Đại Từ.

Một điểm đến tâm linh quen thuộc với người dân trong tỉnh cũng như du khách gần xa, đặc biệt là vào dịp đầu xuân năm mới để tưởng nhớ và tri ân với bậc tiền nhân và cầu chúc những điều an lành đó chính là Di tích lịch sử Quốc gia đền Đuổm thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương. Đền Đuổm với vẻ đẹp cổ kính và kiến trúc độc đáo theo kiểu tam cấp gồm: Đền Thượng, đền Trung và đền Hạ, được xây dựng uy nghi với dãy núi tựa những cánh nhạn bay. Đền thờ Dương Tự Minh - Một thủ lĩnh người Tày và là vị quan dưới triều Lý được giao cai quản phủ Phú Lương xưa. Lễ hội đền Đuổm diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch, thu hút đông đảo du khách thập phương về dự hội.

Lễ hội Đền Đuổm, huyện phú Lương.

Chùa Phù Liễn, thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên cũng là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh dịp đầu xuân. Trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, chùa Phù Liễn ngày nay trở thành một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, rộng rãi, bề thế; là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của tăng ni phật tử cả nước. Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch, lễ hội chùa Phù Liễn được tổ chức thu hút hàng ngàn du khách đến chiêm bái, vãn cảnh cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Ngoài ra còn có nhiều hoạt động được nhà chùa và nhân dân địa phương tổ chức nhân dịp lễ hội như: Múa lân, thơ ca, thi đấu bóng chuyền hơi, thi kéo co, bịt mắt đập niêu, leo cây hái lộc, cờ tướng,…


Du khách chụp ảnh lưu niệm tại chùa Phù Liễn, thành phố Thái Nguyên.

Nhắc đến địa danh chùa Hang tại Thái Nguyên hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến một ngôi chùa thuộc phường Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên mà ít ai biết rằng trên mảnh đất này còn có một ngôi chùa nữa cũng mang tên chùa Hang nhưng lại thuộc địa phận thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa. Đây không chỉ là một di sản thiên nhiên do tạo hóa ban tặng, là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân mà còn là một di tích gắn với vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, chiến khu cách mạng ATK Định Hóa. Chùa là một quần thể kiến trúc gồm: Hang trên, miếu Mẫu, nhà Tam quan, hang dưới, bàn thờ Phật, tấm bia cổ thời Nguyễn và chuông cổ. Từ cửa hang càng vào sâu trong hang càng rộng, điểm độc đáo ở đây là bên trong có những bãi đá bằng phẳng, nước chảy thành bờ vùng, bờ thửa, lưu truyền đó là ruộng của tiên phật. Nhân dân trong vùng gọi là “ruộng cô tiên”. Cho tới nay, chiều dài của hang thông đến đâu vẫn là một bí ẩn. Hội chùa Hang diễn ra vào 14-15 tháng Giêng hằng năm, luôn thu hút đông đảo du khách thập phương đến lễ phật, cầu may.

Lễ hội chùa Hang, huyện Định Hóa.

Chùa Hang, thành phố Thái Nguyên có tên "Kim Sơn Tự", còn được gọi là "Tiên Lữ Phật Động" có lịch sử từ thời nhà Lý là một trong những ngôi chùa cổ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa Hang là căn cứ che chở cho cán bộ, bộ đội và nhân dân. Năm 1999, Chùa Hang được xếp hạng Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia. Năm 2011, Chùa Hang được lựa chọn đưa vào tuyển tập 100 ngôi chùa Việt Nam tiêu biểu của cả nước. Hiện nay, chùa Hang là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn và trung tâm phật giáo lớn của tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội chùa Hang được tổ chức thường niên vào ngày 19 - 21 tháng Giêng, là một trong những lễ hội lớn và quy mô trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chính bởi thế Lễ hội chùa Hang đã đi vào cả thi ca:

Thượng Đu Đuổm, hạ Lục Đầu Giang

Nếu chưa dự hội Chùa Hang, chưa về

Quần thể chùa Hang, thành phố Thái Nguyên.

Toàn cảnh chùa Khánh Long, huyện Phú Bình.

Ngoài ra, một số điểm đến tâm linh khác trên địa bàn tỉnh cũng thu hút khá nhiều du khách thập phương đến chiêm bái và du xuân dịp đầu năm mới như: Chùa Thuần Lương (TP. Sông Công), chùa Khánh Long (huyện Phú Bình), chùa Sơn Dược, chùa Thiêng Thác Vàng, chùa Thiên Tây Trúc (huyện Đại Từ), chùa Y Na (thành phố Thái Nguyên), chùa Hương Ấp (thành phố Phổ Yên),…

 

                              Tác giả: Chu Đỗ - Nam Đan


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Điểm du lịch nào của Thái Nguyên bạn thích nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 10
 
  •   Hôm nay 2,545
  •   Tháng hiện tại 147,055
  •   Tổng lượt truy cập 15,250,428
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi