Những người "tiếp lửa"

Thứ hai - 20/06/2016 22:17

Họ thường xuyên đến với đồng bào các dân tộc thiểu số đang sinh sống nơi vùng sâu, vùng xa của tỉnh, giúp bà con gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Họ là những cán bộ, hướng dẫn viên đang công tác tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, được đồng bào cảm mến gọi là những người “tiếp lửa”.

Chị Nguyễn Thị Vân Anh, cán bộ Trung tâm Văn hóa tỉnh (đứng ngoài cùng bên phải) hướng dẫn các nghệ nhân ở xóm Na Quán, xã Nam Hòa (Đồng Hỷ) tham gia mô hình, mẫu hình hoạt động văn hóa. Ảnh Ngọc Chuẩn

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Minh Tuân, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh cho biết: Với mục đích gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, những năm gần đây, Trung tâm thường xuyên cử các cán bộ chuyên môn về cơ sở thực hiện việc xây dựng điểm những mô hình, mẫu hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhà văn hóa. Riêng từ đầu năm 2016 đến nay, Trung tâm đã triển khai 10 điểm tại các xóm, bản có đông đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Sán Dìu… Hiện nay, các điểm đều đã thành lập được câu lạc bộ (CLB) và đi vào hoạt động hiệu quả.

 

Đứng xem các con, cháu của xóm múa khèn, múa ô, hát bài hát bằng tiếng Mông, ông Hoàng Văn Mùi, người cao tuổi có uy tín ở xóm người Mông Khe Cạn, xã Văn Lăng (Đồng Hỷ) phấn chấn nói: Do người Mông mình bận rộn với ruộng rẫy nên con trai xao nhãng việc cầm cây khèn thổi lời gọi bạn, con gái ngại cất lời hát đối đáp. Mới đây, cán bộ Trung tâm Văn hóa tỉnh đã về xóm vận động bà con tham gia Câu lạc bộ Văn nghệ, bà con thích lắm. Cây khèn treo trên vách được lấy xuống, cái ô trong tay lại quay tít cùng những điệu nhún, nhảy trên nền nhạc dân tộc Mông… Còn ông Hoàng Văn Páo, 80 tuổi, nói: Nếu cán bộ văn hóa tỉnh không về, cuộc sống cứ trôi đi trong bận rộn, chắc chắn nhiều nét đẹp văn hóa của dân tộc chúng tôi sẽ bị mai một.

 

Trên sàn tập, từng tiết mục múa, hát của các thành viên văn nghệ nòng cốt xóm người Mông Khe Cạn rộn ràng nền nảy. Từng điệu múa, hát tưng bừng tái hiện phiên chợ ngày hội xuân, rồi điệu khèn dìu dặt hối thúc bạn bước vào vòng nhảy khoẻ khoắn. Cũng khi ấy, hình ảnh của các anh chị em cán bộ, hướng dẫn viên tại những điểm xây dựng mô hình, mẫu hình văn hóa tôi chứng kiến là: Lưu Thị Sa, Nguyễn Hồng Ngọc, Trần Văn Đợi, Nguyễn Thanh Toàn… trên khuôn mặt mồ hôi đọng thành giọt, lưng áo bết ướt nhưng không ảnh hưởng đến công việc. Để truyền đạt thành công một tiết mục, anh chị em thực hiện diễn mẫu nhiều lần, rồi nắn chỉnh cho người tập từng động tác chân, tay, hình thể và nín, nhả hơi sao cho có hồn. Mỗi buổi hướng dẫn tập múa, hát là một buổi chạy… marathon, có khi phải nín nhịn bực dọc vì không ít thành viên trong đội văn nghệ xóm nói mãi mà chẳng nghe ra.

 

Thế mới biết, lao động nghệ thuật là một công việc chẳng dễ dàng gì. Hơn thế, với những người mang tinh thần nghị quyết của Đảng, văn bản, chính sách, pháp luật của Nhà nước về truyền đạt cho đồng bào nơi vùng sâu, vùng xa thông qua loại hình nghệ thuật càng khó khăn hơn bội lần. Vậy nhưng không có ai kêu khó, kêu khổ, các thế hệ cán bộ Trung tâm Văn hóa tỉnh vẫn theo nhau về với xóm, bản thực hiện nhiệm vụ “tiếp lửa” cho đồng bào. Cùng đồng bào “thổi bùng ngọn lửa” nhiệt huyết của phong trào văn nghệ. Anh Nguyễn Hải Ninh cho biết: Tôi mới hoàn thành nhiệm vụ tại 2 điểm mô hình, mẫu hình văn hóa, 1 ở xóm người Dao Suối Bốc, xã Yên Ninh (Phú Lương); 1 ở xóm người Mông Lân Vai, xã Dân Tiến (Võ Nhai). Thuận lợi là ở các điểm xây dựng mô hình, mẫu hình đều có hạt nhân văn nghệ nòng cốt, bà con rất tích cực tham gia. Nhưng khó là đạo cụ thiếu, nhiều nghệ nhân bận việc chăn trâu, cắt cỏ, trông cháu.

 

Mỗi mô hình, mẫu hình văn hóa được tổ chức tập huấn trong thời gian 8 ngày, với một “núi nội dung”: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật; sáng tạo nghệ thuật, phát triển sức sáng tạo nghệ thuật trong thời kỳ mới, phương pháp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, cổ động triển lãm và phương pháp tổ chức các hoạt động nhà văn hóa, nhóm sở thích, Câu lạc bộ Văn nghệ. Vì đường xa, đi lại khó khăn, nên anh Nguyễn Hải Ninh và đồng nghiệp của mình là anh Nguyễn Việt Cường đã thực hiện phương án: “Cùng ăn, cùng ở và cùng làm” với đồng bào. Qua đó, các anh nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào về phong trào xây dựng đời sống văn hóa, trong đó có hoạt động sinh hoạt văn nghệ, từ đó nên kế hoạch và xây dựng chương trình tập luyện cho đồng bào hợp lý.

 

Khó khăn lớn nhất đối với anh chị em đi xây dựng mô hình, mẫu hình văn hóa là làm như thế nào đó để thổi bùng được ngọn lửa nhiệt huyết từ lòng người; cùng địa phương xây dựng, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử, văn hóa của đồng bào trên quê hương, nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy giá trị nền văn hóa và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, củng cố niềm tin trong nhân dân. Tôi còn nhớ trong tháng Năm, lên xóm người Sán Dìu Na Quán, xã Nam Hòa (Đồng Hỷ), chứng kiến một buổi tập huấn về mô hình, mẫu hình văn hóa do chị Nguyễn Thị Vân Anh thực hiện. Tiết trời nóng như lửa hun, mọi người có mặt trong nhà văn hóa xóm nhễ nhãi mồ hôi, nhưng lời ca, tiếng hát như suối chảy, sông reo, kéo lôi, hối thúc người nhập cuộc.

 

Chị Vân Anh cho biết: Khi về xây dựng mô hình, mẫu hình văn hóa ở Na Quán, tôi phát hiện các nghệ nhân hát Soọng cô đều đã cao tuổi, nên vận động các cụ cho con, cháu tham gia. Kết quả mô hình có 56 thành viên, chủ yếu là người cao tuổi, đặc biệt mô hình có 14 thành viên là học sinh, trong đó có 3 cháu 9 tuổi. Ngoài điểm xóm người Sán Dìu Na Quán, tôi và đồng nghiệp của mình là Lê Thanh Tuyền còn phụ trách điểm mô hình, mẫu hình người Sán Dìu xóm Đồng Quan, xã Bàn Đạt Đạt (Phú Bình). Bà con thuộc nhiều bài hát, và có thể hát nhiều đêm không hết lời. Trên cơ sở bản sắc gốc, chúng tôi giúp bà con nâng cách thể hiện câu hát nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp hơn. Trong thời gian tập huấn, đại diện cho bà con, bác Diệp Thanh nói: Đề nghị cán bộ cho bà con tập ngày 3 ca. Ngoài hát Soọng cô, cán bộ dạy thêm cho chúng tôi tiết mục múa: “Người Mèo ơn Đảng” của dân tộc Mông.

 

Ông Tuân tâm đắc: Là “người lính” trên mặt trận văn hóa, chúng tôi luôn cháy hết mình với mong muốn khơi dậy trong đồng bào niềm đam mê nghệ thuật. Để ngay từ mỗi xóm, bản, các hạt nhân tham gia mô hình, mẫu hình văn hóa, “họ” sẽ là những tuyên truyền viên, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng.

Tác giả bài viết: Ngọc Chuẩn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Đến Thái Nguyên, bạn quan tâm điều gì nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 17
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 13
 
  •   Hôm nay 8,904
  •   Tháng hiện tại 120,682
  •   Tổng lượt truy cập 15,089,644
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi