Lễ kỷ niệm 70 năm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Thứ ba - 02/04/2019 07:13
Lễ kỷ niệm 70 năm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Ngày 4/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với Uỷ Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và khánh thành bia di tích lịch sử quốc giaTrường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

 

IMG 4303
Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm. Ảnh: Nam Đan

Dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng: đồng chí Thuận Hữu, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Báo Nhân dân; đồng chí Trần Quốc Tỏ, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên. Tham dự còn có đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch; Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình Lễ kỷ niệm; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các cơ quan báo chí, hội nhà báo trong cả nước; các học viên, thân nhân những học viên, giảng viên của Trường Dạy làm báo Huỳnh thúc Kháng…. Về phía tỉnh Thái Nguyên có: Đồng chí Vũ Hồng Bắc Phó Bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên;đồng chí Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh đồng Trưởng ban chỉ đạo Lễ kỷ niệm; các đồng chí nguyên lãnh đạo  tỉnh Thái Nguyên qua các thời kỳ; đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương của tỉnh Thái Nguyên cùng đông đảo các đồng chí lãnh đạo, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan báo chí, thông tấn, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,…

Tại buổi lễ, đồng chí Thuận Hữu đã ôn lại những dấu mốc quan trọng của ngôi trường dạy làm báo cách mạng đầu tiên tại Việt Nam, đặt ở xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào những ngày đầu tháng 4-1949, tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã ra đời một ngôi trường tranh tre nứa lá mang tên “Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng”. Ban Giám hiệu nhà trường do Tổng bộ Việt Minh trực tiếp chỉ định với đội ngũ giảng viên gồm 29 người đã tham gia công tác đào tạo, bao gồm những nhà báo kiêm chính trị gia nổi tiếng như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Xuân Thủy, Hà Xuân Trường,... Tại lớp học,  các học viên được học nhiều chuyên đề như: xã luận, viết tin chiến sự trên báo chí như thế nào, lên trang ... Lớp học được thực hành là đi thực tế, viết bài và ra báo ở từng tổ.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đồng chí Thuận Hữu nhấn mạnh: Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là điển hình của cách dạy và học nghiêm túc dù trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng khó khăn. 42 học viên và 29 giảng viên thực sự là hạt nhân của báo chí cách mạng. Họ đã góp phần to lớn làm nên những trang sử vẻ vang của báo chí nước nhà trong suốt 70 năm qua. Từ dấu son đầu tiên của sự nghiệp đào tạo báo chí tại Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đến nay, chúng ta đã có hơn 10 cơ sở đào tạo báo chí cho cả 4 loại hình: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử với trình độ từ cao đẳng tới tiến sỹ. Năm 1949 có khoảng 300 người làm báo thì nay có hơn 900 cơ quan báo chí và 50.000 người làm báo trong đó có 24.000 người là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam...trình độ đại học, trên đại học, hơn 900 cơ quan báo chí. Với việc công nhận di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, thời gian tới đây, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai sưu tầm các tư liệu và giữ gìn, phát huy giá trị của địa chỉ đỏ này. Đồng chí cũng mong muốn các cấp Hội, các cơ quan báo chí, nhà báo quan tâm đóng góp công sức, vật chất nhằm tôn tạo, gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử báo chí, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Thái Nguyên, quê hương cách mạng, mảnh đất tươi đẹp và giàu tiềm năng, một địa chỉ đỏ trong phát triển và hội nhập.

IMG 4335
Các đại biểu dự Lễ khánh thành Bia di tích Quốc gia địa điểm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Nam Đan

Cũng tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng đã trao bằng Di tích Quốc gia đối với di tích lịch sử địa điểm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng cho Hội Nhà báo Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Từ thời điểm này, Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo cách mạng đầu tiên đã trở thành một "điểm nhấn" quan trọng trong tổng thể quy hoạch Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc của tỉnh Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là điểm di tích thứ 5 liên quan đến lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam tại quê hương cách mạng Thái Nguyên.

132
Cựu học viên và thân nhân các gia đình nhà báo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Nam Đan

Trong dịp này, Hội Nhà báo Việt Nam đã cắt băng khai mạc triển lãm trưng bày chuyên đề: 70 năm Trường Dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại khu Di tích quốc gia Hồ Núi Cốc với nhiều tư liệu, hiện vật quý lần đầu tiên được công bố.

Đoàn Chiên


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Điểm du lịch nào của Thái Nguyên bạn thích nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 15
 
  •   Hôm nay 1,545
  •   Tháng hiện tại 71,064
  •   Tổng lượt truy cập 15,040,026
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi