Đoàn khảo sát gồm 20 thành viên đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội. Đây là chuyến đi khảo sát thực địa nhằm khơi dậy tiềm năng du lịch của huyện Thanh Hà, quảng bá và xây dựng sản phẩm mới cho du lịch Hải Dương.
Đoàn khảo sát đã đến 3 điểm đến tiêu biểu tại huyện Thanh Hà gồm: Chùa Đồng Ngọ thuộc thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà; Chùa Minh Khánh, thôn Bình Hà, Thanh Hà và thăm cây vải tổ ở thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà.
|
Chùa Đồng Ngọ là một trong hai ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Hải Dương. Chùa cách thành phố Hải Dương về phía đông khoảng 7km. Công trình kiến trúc độc đáo nhất của chùa là nhà phẩm nơi lưu giữ tòa cửu phẩm liên hoa dựng vào năm Chính Hòa thứ 13 (1692), tòa cửu phẩm liên hoa do Hòa thượng Thích Chân Nguyên khởi xướng xây dựng hiện còn bia “Kiến khai cửu phẩm liên hoa bi ký”.
|
Chùa Minh Khánh (Chùa Hương Đại) một di tích lịch sử Quốc gia,có từ thời Lý đến cuối thế kỷ 13. Chùa Minh Khánh gắn liền với tên tuổi vị vua anh minh Trần Nhân Tông nhà tu hành đắc đạo, là vị sơ tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam (Trúc lâm tam tổ). Chùa còn lưu 9 hạt màu đen có lỗ xỏ như tràng hạt của nhà sư, được bảo lưu trong một hộp rất trang trọng, tương truyền đó là 9 hạt xá lỵ của Trần Nhân Tông. Cây vải tổ là điểm nhấn cho hành trình.
Cây vải thiều tổ đã có từ cách đây gần 200 năm, tạo sức thu hút nhiều khách du lịch về với quê hương vải thiều Thanh Hà. Theo các tài liệu cổ thì cây vải thiều do cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự là Phúc Thành), sinh ngày 10/5/1848 (Tự Đức năm thứ nhất) trong một lần đi dự tiệc tại Hải Phòng vào năm 1870, được ăn loại vải ngon nên đã đem 3 hạt về gieo trồng ở vườn nhà. Cả 3 hạt cụ mang về đều nẩy mầm, thành cây, ra hoa, kết quả, trong đó có một cây cho quả có hương vị thơm ngon đặc biệt. Từ cây vải quý đầu tiên, cụ chiết cành nhân ra vườn nhà tặng những người ruột thịt trong gia đình và nhân dân trong làng, trong xã. Đến những năm của thập kỷ 60 có phong trào làm vườn hợp tác và tết trồng cây do Bác Hồ khởi sướng, vải Thuý Lâm được nhân giống tích cực ở các xã trong huyện và một số huyện ngoài, tỉnh ngoài, sau đó không lâu, khái niệm vải Thanh Hà ra đời.
Ngày 10/10/1992 Trung ương hội làm vườn Việt Nam đã có quyết định số 232/QĐ công nhận cây vải do Cụ Hoàng Văn Cơm trồng đầu tiên ở thôn Thuý Lâm - xã Thanh Sơn - huyện Thanh Hà - Hải Dương là cây vải tổ kèm theo bia ký và truy tặng bằng khen do cụ theo quyết định số 232/HLV/QĐKT ngày 10/10/1992 do chủ tịch Uỷ Ban Trung ương Hội làm vườn Việt Nam Nguyễn Ngọc Trìu ký.
|
Từ tấm lòng thành kính của người con quê hương có ý thức trách nhiệm biết chọn và trồng giống cây quý góp phần làm giàu đẹp thêm cho mảnh đất quê hương, nhân dân đã tôn vinh cụ Hoàng Văn Cơm là ông tổ vải Thiều Thuý Lâm.
Ngày nay sản phẩm vải thiều Thanh Hà không ngừng khẳng định vị thế thương hiệu và niềm tin đố với khách hàng trên thị trường trong nước và qưốc tế. Từ năm 2011 sản phẩm vải thiều được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Năm 2012 sản phẩm đã được bình chọn trong top 40 sản phẩm hàng nông sản tiêu biểu của tỉnh; đặc biệt tháng 11/2012 được bình chọn ở top 50 sản phẩm tiêu biểu tin cậy vì người tiêu dùng do Trung ương Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam bình chọn./.
Tác giả bài viết: Thảo Linh( XTDL Hải Dương)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...