Trước mùa lễ hội

Thứ hai - 22/01/2018 05:22
Trước mùa lễ hội

Trong rét ngọt ngày cuối Đông, cũng là lúc mùa lễ hội đang về rất gần. Bắt đầu từ giây khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới (giao thừa), nhiều người đã đến các đền, chùa cầu điềm lành, tránh sự dữ.

 

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch: Trên địa bàn tỉnh có hơn 80 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân. Điển hình là lễ hội Đình, đền, chùa Cầu Muối (Phú Bình); Lễ hội núi Văn, núi Võ (Đại Từ); Lễ hội Đền Đuổm (Phú Lương) và lễ hội Lồng Tồng ATK (Định Hóa)… mỗi lễ hội thu hút hàng vạn lượt người đến dâng hương, tham quan. Hầu hết các lễ hội trên địa bàn của tỉnh đều mang nội dung sinh hoạt lễ hội phong phú, gắn với truyền thống, qua đó góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng thông qua việc tìm hiểu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh.

Nhân mùa lễ hội về gần, chúng ta có điều kiện cùng nhìn lại các hoạt động lễ hội đã diễn ra từ những năm trước đây. Công bằng nhận xét thì các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh, trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và các địa phương có lễ hội đã triển khai, thực hiện khá tốt công tác quản lý, tổ chức lễ hội theo hướng dẫn chung của Bộ. Theo ông Trần Cơ Trường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch: Các lễ hội đều phát huy được giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân. Song bên cạnh mặt tích cực vẫn có những hạn chế đó là trong quá trình diễn ra lễ hội còn xuất hiện không ít những biểu hiện tiêu cực, phản cảm, gây dư luận xấu trong nhân dân, như việc áp đặt suy nghĩ chủ quan, đưa các yếu tố hiện đại không phù hợp vào nội dung của lễ hội dân gian; sự can thiệp quá sâu, cụ thể của các cấp chính quyền vào lễ hội. Đặc biệt là tính thương mại hoá lễ hội đang làm giảm đi giá trị chân thực và làm sai lệch giá trị, bản sắc văn hoá của lễ hội. Cùng đó là các trò chơi mang tính cờ bạc, mê tín dị đoan chưa chấm dứt. Không gian dịch vụ thương mại lấn át không gian thiêng lễ hội, khiến không gian lễ hội mất dần; giá trị di sản vật thể và phi vật thể có nguy cơ ngày càng mai một. Những yếu kém, tiêu cực còn tồn tại trong hoạt động lễ hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường văn hoá, gây nên bức xúc trong dư luận nhân dân.

Khắc phục những tồn tại hạn chế, năm nay Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịchchủ động vào cuộc sớm hơn so với các năm trước. Từ ngày 3-10-2017, Sở đã ban hành văn bản số 1620/SVHTTDL-XDNSVHGĐ về việc tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội, đề nghị UBND các huyện, thành phố và thị xã chỉ đạo Phòng Văn hoá và Thông tin, các ngành chức năng, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội; quản lý chặt chẽ các hoạt động tổ chức lễ hội, không tổ chức những lễ hội có nội dung kích động bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc; tuyệt đối không tổ chức lễ hội chọi trâu khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho người tham gia lễ hội; thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông.

Ngày 2-11-2017, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịchtiếp tục ban hành văn bản số 1807/SVHTTDL-XDNSVHGĐ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố và thị xã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn, đảm bảo các hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, trang trọng và hiệu quả. Rà soát, loại bỏ những hoạt động có nội dung mang tính bạo lực, phản cảm, trái thuần phong mỹ tục trong lễ hội. Tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao có nội dung lành mạnh, mang tính truyền thống gắn liền đời sống của nhân dân, chú trọng hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.

Đến nay, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố và thị xã cũng đã tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác chỉ đạo, quản lý tổ chức lễ hội, như việc xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội đầu xuân năm 2018; kiện toàn lại Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội, thành lập các tiểu ban, phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa và giá trị lịch sử của lễ hội; bảo đảm tổ chức an toàn, trang trọng, hiệu quả, thiết thực, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, bảo vệ di tích, di sản. Ngành cũng chỉ đạo, công tác tổ chức lễ hội tại các địa phương phải tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các địa phương có di tích phải xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể, phương án tổ chức bảo đảm an toàn tuyệt đối, phân luồng, phân tuyến giao thông, bảo đảm an ninh trật tự; bố trí bãi trông giữ phương tiện giao thông cho khách, tránh ách tắc cục bộ làm cản trở lưu thông của du khách tham dự lễ hội; không gây ảnh hưởng và làm sai lệch giá trị của di tích, danh thắng; thực hiện quy hoạch tổ chức các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí hợp lý; đảm bảo vệ sinh môi trường và chú trọng việc tổ chức các hoạt động văn hoá, trình diễn di sản văn hoá phi vật thể ở các lễ hội. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực quản lý và tổ chức lễ hội; Có biện pháp ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, như xóc thẻ, rút thẻ, bói toán, cúng thuê, cờ bạc trá hình, đốt đồ mã, đặt quá nhiều hòm công đức, đặt lễ, đặt tiền giọt dầu tuỳ tiện, lưu hành văn hoá phẩm trái phép, tăng giá dịch vụ, thương mại hoá lễ hội, tổ chức lễ hội không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Hướng dẫn nhân dân đặt lễ, tiền giọt dầu đúng nơi, đúng chỗ theo quy định của Ban tổ chức lễ hội địa phương.

Mùa lễ hội đang đến rất gần. Song chúng tôi mong đó là những ngày hội thật sự trọn vẹn vui, đúng nghĩa của lễ hội.

Phạm Ngọc Chuẩn

 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Đến Thái Nguyên, bạn quan tâm điều gì nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 23
 
  •   Hôm nay 8,211
  •   Tháng hiện tại 102,545
  •   Tổng lượt truy cập 15,205,918
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi