Trong khuôn khổ nội dung chương trình, các cán bộ, CNVC, người lao động của Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam thuộc 8 phòng chức năng được ghép thành 6 đội tham gia thi ở những nội dung hoạt động chuyên môn của phòng mình và qua các tiết mục văn nghệ. Đó là các nội dung: Trình diễn giới thiệu vòng tròn “7 vía”; nguồn năng lượng vũ trụ; mặc trang phục quan họ; đón khách bằng tiết mục cồng chiêng Thái; giới thiệu cồng chiêng Thái; tái hiện trích đoạn đám cưới của dân tộc Thái với nghi lễ “tằng cẩu” (tức là nghi lễ búi tóc lên đỉnh đầu cho cô dâu trong ngày cưới); giới thiệu đặc trưng văn hóa vùng thung lũng; giã gạo chày tay; giới thiệu văn hóa và múa dân tộc Khơmer; trang phục truyền thống, múa đội nước của dân tộc Chăm; nghi thức đón khách trong ngôi nhà rông Bana; mời rượu; giới thiệu, trải nghiệm, thuyết minh, kể chuyện, âm nhạc; trình diễn múa Tắc Xình của dân tộc Sán Chay; múa đón khách; múa xoang dân tộc Bana quanh bếp lửa, uống rượu cần hát quan họ; múa rối nước; đun nước pha trà; hát đối; hát giao lưu văn nghệ; múa sạp; sáo trúc; trình diễn hát then đàn tính của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng; múa rồng Lân… Trình diễn giới thiệu vòng tròn “7 vía”, nguồn năng lượng vũ trụ (ảnh:Quế Chi) Hát quan họ, mời trầu đón khách (ảnh:Quế Chi) Điệu dân vũ Tắc Xình của dân tộc Sán Chay (ảnh:Quế Chi) Rượu cần – nét văn hóa sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Ê-đê. (ảnh:Quế Chi) Múa Rối nước - một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo của Việt Nam. (ảnh:Quế Chi) Ngoài sự tham gia của các cán bộ, CCVC, người lao động Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam còn có sự tham gia của trên 100 sĩ quan, học viên Trường Đại học Chính trị - Quân sự Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh qua các hoạt động thăm quan, trải nghiệm, giao lưu trong Cuộc thi. Đây là một trong nhiều hoạt động có ý nghĩa, tạo sự gắn kết tình quân dân, vùng miền của các dân tộc Việt Nam cũng như giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc dân tộc mà Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam và Trường Đại học Chính trị - Quân sự Việt Nam phối hợp tổ chức. Tái hiện trích đoạn đám cưới của dân tộc Thái với nghi lễ “tằng cẩu” (tức là nghi lễ búi tóc lên đỉnh đầu cho cô dâu trong ngày cưới). (ảnh:Quế Chi) Hoạt động trải nghiệm của các sĩ quan, học viên Trường Đại học Chính trị - Quân sự Việt Nam. (ảnh:Quế Chi) Múa sạp - tạo sự gắn kết tình quân dân giữa hai đơn vị (ảnh:Quế Chi) Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức đã trao 1 giải đặc biệt, 1 giải nhất, 2 giải Nhì; 2 giải Ba cho các đội. Theo đó, giải Đặc biệt thuộc về đội Phòng Trưng bày – Tuyên truyền; giải Nhất thuộc về đội Phòng Bảo vệ - Trung tâm dịch vụ; 2 giải Nhì thuộc về đội Phòng Kiểm kê, bảo quản và Phòng Bảo tàng ngoài trời; 2 giải Ba thuộc về đội Phòng nghiên cứu - sưu tầm và Phòng kế toán. Ngoài ra, Ban Tổ chức và Trường Đại học Chính trị - Quân sự Việt Nam còn trao 1 giải Ấn tượng nhất và 1 giải nhiều người yêu thích nhất cho 2 đội thi… |
Tác giả bài viết: Quang Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...