TẾT CƠM MỚI TẠI BẢN LÀNG THÁI HẢI

Thứ năm - 19/11/2020 02:45
TẾT CƠM MỚI TẠI BẢN LÀNG THÁI HẢI

Thiết thực kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11; chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Hội Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ IV (2020-2025); đồng thời không ngừng tổ chức các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tại Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, chiều ngày 24/11, Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải đã tổ chức tết cơm mới Canh Tý 2020 với sự tham dự của hàng trăm đại biểu và du khách.

1
Tết cơm mới tại Khu bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải thu hút đông đảo du khách tham gia. Ảnh: Nam Đan

Được biết, trong các nghi lễ của đồng bào dân tộc Tày thì Lễ hội Lồng Tồng đầu xuân và Tết cơm mới giữa thu luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, với mong muốn cầu mùa, tạ ơn trời đất mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà yên ấm. Lễ mừng lúa mới, tết cơm mới hay còn có tên gọi khác là tết hạ nguyên, là ngày tết có ở nhiều dân tộc.

3
Du khách được chứng kiến phần lễ trang nghiêm và linh thiêng đứng đầu là Mè ấn cũng là trưởng làng làm chủ lễ. Ảnh: Nam Đan

Với người Tày ở bản làng Thái Hải năm nay thì tết cơm mới còn là dịp để tạ ơn trời đất đã ban cho bản làng được an lành, vượt qua biến cố dịch bệnh Covid 19 trên toàn thế giới, thiên tai khắc nghiệt, kinh tế khó khăn, nhưng vẫn cùng nhau đoàn kết vượt khó để thu hái được nhiều thành quả trong lao động sản xuất.

Tết cơm mới gồm có hai phần: Phần cúng Tết và phần ăn tết cùng các hoạt động dân ca dân vũ. Phần Cúng tết là nghi lễ quan trọng nhất trong ngày tết cơm mới, dưới sự dẫn dắt của thầy tâm linh, các cấp phẩm của nhà then và bách gia trăm họ đại diện cho 4 phương 8 hướng của mường trời mường đất, dâng lễ vật lên trời đất tế lễ thần linh. Du khách được chứng kiến phần lễ trang nghiêm và linh thiêng đứng đầu là Mè ấn cũng là trưởng làng làm chủ lễ, trong trang phục đại lễ, tế lễ trời đất, lễ vật là: Các cỗ kim ngân, én vàng én bạc. Theo sau là các cấp phẩm Then như Pì ấn, Lục ấn, Nọng ấn, Lan ấn cùng các cỗ én ngũ sắc mang biểu tượng bách hoa, bách cốc, bách điểu, bách thú để cầu cho  nhà nhà yên ấm, người người an vui, no đủ.

Trong các nghi lễ đặc trưng của người Tày hiện đang được bảo tồn phát huy tại bản làng Thái Hải như: Lễ hội lồng tồng, nghi lễ then cầu phúc, cầu an, Tết cơm mới, rối cạn... thì Tết cơm mới là một nét đẹp văn hóa truyền thống phản ánh đời sống canh tác nông nghiệp của người Tày cổ từ xa xưa nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, thể hiện được nét đẹp trong cuộc sống của con người với thiên nhiên.

Graphic1
Nghi lễ then cầu phúc. Ảnh : Nam Đan

Hòa vào Tết cơm mới của bản làng Thái Hải, các đại biểu và du khách không chỉ được chứng kiến một nghi lễ mang đậm bản sắc dân tộc, những làn điệu dân ca dân vũ mà còn được thưởng thức bữa “cơm mới” mang ý nghĩa may mắn đến cho mọi người./.

 Tác giả: Minh Đỗ


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Điểm du lịch nào của Thái Nguyên bạn thích nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 28
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 26
 
  •   Hôm nay 3,605
  •   Tháng hiện tại 49,709
  •   Tổng lượt truy cập 15,911,947
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi