Thông tin mới cho Du khách
Thái Nguyên tham gia sự kiện kích cầu du lịch lớn nhất trong năm 2024 tại Việt Nam

Thái Nguyên tham gia sự kiện kích cầu du lịch lớn nhất trong năm 2024 tại Việt Nam

Nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa, du lịch của tỉnh Thái Nguyên đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế, từ ngày 11 - 14/4/2024, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hà Nội, Thái Nguyên đã tổ chức 02 gian hàng quảng bá, xúc tiến du lịch với chủ đề “Du lịch Thái Nguyên - Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc” tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM...

 Xem tiếp...

 
 

Bánh nẳng- thức quà quê dân dã của đồng bào Tày

Thứ hai - 06/08/2018 11:06
Bánh nẳng- thức quà quê dân dã của đồng bào Tày

Nếu có dịp về với mảnh đất Thủ đô gió ngàn – ATK Định Hóa, du khách sẽ bắt gặp những thức quà quê dân dã của bà con dân tộc Tày, Nùng nơi đây. Đó là những sản phẩm mang đặc trưng của núi rừng ATK Định Hóa như: Cơm lam, bánh nẳng, bánh chưng Tày, măng rừng, rau ngót rừng... Trong đó bánh nẳng là một trong những thức quà được nhiều du khách lựa chọn để mua về làm quà cho bạn bè, người thân.

 

Bánh nẳng (hay còn gọi là bánh tro) là một trong những loại bánh được người Tày rất yêu thích. Sở dĩ có tên gọi là bánh tro vì xuất phát từ phụ liệu làm bánh là nước tro được pha chế từ tro than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, dược liệu.

  Nguyên liệu chính để làm bánh nẳng là gạo nếp, nước tro và lá chít.  Gạo nếp được chọn làm bánh thường là gạo nếp cái hoa vàng trồng trên nương, hàng năm thu hoạch vào khoảng tháng 9, tháng 10. Thứ nếp mười hạt như cả mười. Không như các vùng khác dùng lá dong hay lá chuối để gói bánh, người dân ở đây thường gói bánh nẳng bằng lá chít vì lá nó dài và dày cho nên khi luộc nó không bị vỡ ra. Nhưng cũng không chỉ vì thế mà lá chít được chọn để gói bánh nẳng. Người Tày kể rằng “Ngày xửa ngày xưa có một gia đình đi lên rừng, bố mẹ gói cơm, con thì ngồi trong lán. Con nhìn thấy bố phát lá chít, thấy lá ấy, con bẻ gói cơm của bố ra đùm và gấp vào thành 3 góc. Từ đó về sau có bánh ba góc. Mang gói cơm đi nếu đứt quai túi, đi đường đồi nó lăn xuống tận suối là không được ăn, còn gói thành bánh này thì nó có 3 cạnh, chỉ rơi 1-2 vòng là nó sẽ đứng lại”. Có lẽ vì vậy mà bánh nẳng của Định Hóa có hình ba góc và được buộc thành chùm trông rất hấp dẫn.

Bánh nẳng chấm với mật ong rừng đậm đà khó quên

Để bánh nẳng thơm ngon, lại đẹp thì công đoạn đốt tro, lọc tro cầu kỳ, công phu. Những loại cây thường được đốt lấy tro làm bánh là cây vừng, cây đa hoặc vỏ chuối. Và khâu lọc nước cũng lắm công phu. Khi lọc, phải cho vôi, lúc sôi sẽ nổi hết tạp chất lên trên, lọc bỏ, để gần nguội nước mới ngâm gạo được. Nhiều vôi bánh sẽ nồng, nhạt vôi quá thì bánh sẽ không nhừ, cho nhiều tro thì bánh thâm đen, ít tro thì bánh nhạt...Dung dịch nước vôi và tro phải trong, có màu vàng hổ phách mới đạt yêu cầu, sau đó cho gạo vào nước ngâm một đêm. Khi vớt gạo gói bánh cần xả với nước thật sạch, xóc với một chút muối, để ráo. Đây là công đoạn cốt yếu để tạo nên hương vị thanh mát của bánh.

Bánh gói xong cho nấu khoảng 6-7 tiếng thì bánh chín. Một mẻ bánh thành công là người ăn phải cảm nhận được độ đậm của bánh, mùi lá, mùi tro thơm nhè nhẹ. Bánh nẳng, mùa đông có thể để 7-10 ngày, mùa hè có thể để được 3 ngày. Sau 3 ngày, luộc lại, bóc ra vẫn hương vị đó.

Trong văn hóa ẩm thực của người Tày, hầu như mỗi món ăn đều ẩn chứa  những nét văn hóa riêng. Bánh nẳng cũng vậy. Nghe người dân ở đây kể kể về gốc tích của bánh: “Xưa, sâu bọ nó phá hoại mùa màng của con người nhiều quá, mới lấy cái gio này lọc nước, giã ớt trộn với nhau rồi phun lúa, phun rau, phun cỏ. Sâu bọ chết. Do đó, người Tày dùng cái bánh này để cúng thần linh thì sẽ diệt được sâu bọ”.

Cứ vào dịp mùng 5/5 âm lịch, nhà người Tày nào cũng làm bánh nẳng. Nếu không có bánh nẳng thì tết giết sâu giết bọ không còn nhiều ý nghĩa. Ngày nay thì không phải chờ đến ngày lễ, ngày tết nữa, mà hàng ngày người Tày ở ATK Định Hóa vẫn làm bánh này để thưởng thức và bày bán cho du khách khi đến thăm quan nơi này.

Nhiều du khách khi đến ATK Định Hóa  rất thích thú món bánh dân dã này. Bóc từng lớp lá chít, chấm bánh với một chút mật mía hay mật ong rừng, nghe mùi của lúa nếp non, của hương rừng thanh mát, ngọt dịu trong từng miếng bánh, để rồi khi chia tay, ai đó đều nhắc nhau mua vài chùm bánh về làm quà.

Quang Minh

 

 

 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Đến Thái Nguyên, bạn quan tâm điều gì nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 22
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 19
 
  •   Hôm nay 821
  •   Tháng hiện tại 91,701
  •   Tổng lượt truy cập 16,457,919
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi