Sản phẩm du lịch nhiều nhưng chưa hút khách

Thứ sáu - 22/05/2015 14:57

Khi bàn về phát triển ngành Du lịch ở tỉnh Thái Nguyên, Tiến sĩ Vũ Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cho rằng: Thái Nguyên có 4 nhóm sản phẩm du lịch cơ bản là: Du lịch lịch sử về nguồn; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch qua những vùng chè và du lịch tín ngưỡng.

 

Nhiều sản phẩm mang nét đặc trưng Thủ đô gió ngàn như các loại thuốc nam chữa bệnh, nón lá cọ được người dân tại Khu di tích ATK Định Hóa bày bán phục vụ du khách.

Nhiều sản phẩm mang nét đặc trưng Thủ đô gió ngàn như các loại thuốc nam chữa bệnh, nón lá cọ được người dân tại Khu di tích ATK Định Hóa bày bán phục vụ du khách.

Nhưng để khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch, ngoài tăng cường các hoạt động truyền thông, đẩy mạnh xúc tiến thị trường quốc tế, Thái Nguyên cần tăng cường hơn nữa các giải pháp kích cầu du lịch.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng: Hiện trên địa bàn của tỉnh có 780 di tích và danh lam thắng cảnh, trong đó có 31 di tích đã được xếp hàng quốc gia. Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Thái Nguyên có hồ Núi Cốc (Đại Từ), hồ Bảo Linh (Định Hoá), hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (Võ Nhai), chùa Hang, suối Tiên (Đồng Hỷ). Ngoài ra còn có các điểm tham quan du lịch là hang Dơi, (Đồng Hỷ), đền thờ Lưu Nhân Chú (Đại Từ), mái đá Ngườm (Thần Sa, Võ Nhai). Về tài nguyên du lịch nhân văn, toàn tỉnh có hơn 100 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 26 di tích đã được xếp hạng, có một số di tích lịch sử rất nổi tiếng như: Khu di tích lịch sử ATK (Định Hoá) - thủ đô kháng chiến mang nhiều dấu ấn lịch sử; đền Đuổm (Phú Lương). Ngay ở T.P Thái Nguyên, nơi tập trung dân cư đông đúc có Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, nơi trưng bày, giới thiệu nét đẹp sinh hoạt văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam và các di tích tín ngưỡng: Chùa Phù Liễn, chùa Đồng Mỗ, đền Ông, đền Xương Rồng, Đền thờ Đội Cấn… Hằng năm, trên địa bàn của tỉnh còn có các lễ hội độc đáo, với quy mô lớn như Lễ hội Lồng Tồng (Định Hóa); Lễ hội xuống đồng (Phổ Yên) và Lễ hội tại các đền, chùa vào dịp đầu Xuân.

Sản phẩm du lịch phong phú, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nhưng thực tế ngành Du lịch Thái Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Đóng góp của du lịch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn hạn chế. Hoạt động của ngành Du lịch hiệu quả kinh doanh thấp. Theo bà Ma Thị Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh: Ngành Du lịch của tỉnh còn hạn chế là do công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch thiếu hệ thống, chưa thường xuyên; việc kết nối tuor, tuyến, hợp tác giữa cơ quan chức năng và giữa các doanh nghiệp làm du lịch trong vùng chưa được đẩy mạnh. Đầu tư cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch thấp. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người làm du lịch còn hạn chế… dẫn đến việc chưa khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch.

Nhân kỳ nghỉ cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua, tôi tự thực hiện tuor trải nghiệm qua một số điểm du lịch của tỉnh: Tại hồ Núi Cốc (Đại Từ), một số du khách khi được hỏi có trở lại Thái Nguyên không? Họ đã có chung câu trả lời: Chúng tôi lên Thái Nguyên, thăm hồ Núi Cốc với mong muốn được sống gần gũi với khung cảnh tự nhiên, nhưng chưa được như ý vì sự bê tông hóa ở đây quá nhiều. Một số du khách cho rằng sản phẩm du lịch ở đây chưa đáp ứng nhu cầu và chưa thực sự tương xứng với số tiền họ bỏ ra.

Rời hồ Núi Cốc chúng tôi lên thăm Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa. Đi giữa dòng người đông như trẩy hội về xã Phú Đình, chứng kiến các đoàn khách gióng chuông, dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm di tích lán Tỉn Keo, thác Khuôn Tát rồi trở ra thăm đồi Khau Tí (Điềm Mặc), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở, hầu hết du khách đều xúc động khi về ATK, nhiều du khách thấy mãn nhãn trước cảnh vật thiên nhiên và hứa hẹn ngày trở lại. Tuy nhiên, du khách đến thăm ATK Định Hóa đều trở về trong ngày. Bà Ma Thị Lan, xóm Bản Quyên, xã Điềm Mặc, một trong những hộ dân tại địa phương tham gia lĩnh vực du lịch cho biết: Vào các dịp lễ, Tết, du khách về thăm ATK rất đông, họ thích thú khi được vào thăm những ngôi nhà sàn, nghe lời ví đối bằng tiếng dân tộc, nhưng không có khách lưu trú qua đêm.

Chuyện làm du lịch, ông Nguyễn Vinh Quang, chủ Nhà hàng Thu Viên cho rằng: Không phải vì giao thông thuận lợi mà du khách đến Thái Nguyên phải trở về ngay trong ngày, mà do Thái Nguyên chưa xây dựng được những địa điểm vui chơi giải trí, khu ẩm thực đêm cũng như các khu ăn, uống, mua sắm, nên chưa thể giữ chân du khách.

Tác giả bài viết: Chí Cường

Nguồn tin: thainguyentourism.vn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Điểm du lịch nào của Thái Nguyên bạn thích nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 180
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 178
 
  •   Hôm nay 7,392
  •   Tháng hiện tại 116,322
  •   Tổng lượt truy cập 16,313,401
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi