Năm 2017, chương trình quảng bá du lịch phải lồng ghép với quảng bá văn hóa

Thứ sáu - 13/01/2017 13:27
xong1 xong1

Sáng ngày 11/1, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc với Ban Chủ nhiệm Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia và Chương trình Hành động quốc gia về du lịch.

BotruonglamviecBanCNQG
Toàn cảnh cuộc họp của Ban Chủ nhiệm Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia và Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch 

Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch Tài chính, nhìn chung, năm 2016 các đơn vị đã cố gắng, nỗ lực triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ được phân công trong Chương trình. Nội dung và dự toán thực hiện các đề án được xây dựng, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy định hiện hành.

Cũng theo báo cáo, tính đến nay, tất cả các Đề án đều đã được phê duyệt Đề cương, dự toán chi tiết và triển khai trên thực tiễn. Phần lớn các đề án đã được triển khai xong, một số đề án đang triển khai và sẽ quyết toán trong tháng 1/2016. Đối với những đề án chưa quyết toán kịp, sẽ tiến hành chuyển nguồn để quyết toán trong năm 2017. Các đề án được triển khai đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số nội dung tại Thông tư liên tịch số 101/2014/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ VHTTDL về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013- 2020 không còn phù hợp, cần bổ sung, chỉnh sửa ngay. Hiện nay, Vụ KHTC đang tổng hợp ý kiến góp ý của các đơn vị và sẽ báo cáo Lãnh đạo Bộ kiến nghị Bộ Tài chính chỉnh sửa những nội dung không còn phù hợp.

Tại cuộc họp, Ban Chủ nhiệm Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia và Chương trình Hành động quốc gia về du lịch cũng đưa ra các giải pháp và hoạt động của ngành năm 2017. Theo đó, Tiếp tục triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” sau khi được ban hành; Bổ sung, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về du lịch, hướng dẫn thực hiện các văn bản liên quan thực hiện Luật Du lịch (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua; Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, triển khai Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế nhằm thu hút khách du lịch theo các nội dung thuộc Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013- 2015 đã được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo ra sản phẩm độc đáo, đặc trưng của du lịch từng vùng cũng như của du lịch Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh các sản phẩm du lịch và tăng cường xuất khẩu tại chỗ; Thúc đẩy sản xuất và bán hàng lưu niệm phục vụ du lịch, xây dựng thêm các điểm du lịch làng nghề; Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển du lịch trên cơ sở đào tạo, tăng cường năng lực, nghiệp vụ du lịch trong các hoạt động kinh doanh để thích ứng được yêu cầu phát triển du lịch; Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện công tác phối hợp trong quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra tại các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch nhằm ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên du lịch chui, bảo vệ môi trường du lịch, xóa bỏ tình trạng đeo bám khách du lịch và vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép khách du lịch.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu Cục Hợp tác quốc tế phải xây dựng kế hoạch hàng năm quảng bá văn hóa, du lịch ở nước ngoài. Theo Bộ trưởng, quảng bá, xúc tiến du lịch và quảng bá văn hóa phải gắn kết với nhau. “Văn hóa là sản phẩm của du lịch, muốn quảng bá du lịch cần quảng bá văn hóa”- Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhận định.

Bộ trưởng yêu cầu, năm 2017, tập trung nguồn lực cho quảng bá văn hóa, du lịch, kể cả nguồn lực trong chương trình sự nghiệp văn hóa của Bộ. Hiện nay, có ba nguồn khác nhau: nguồn tài chính sự nghiệp của Bộ, nguồn xúc tiến du lịch và nguồn chương trình hành động quốc gia về du lịch. Bộ trưởng cho rằng, do lồng ghép trong thực hiện nhiệm vụ nên cần có sự hỗ trợ từ các nguồn tài chính để hoàn thành nhiệm vụ sao cho hiệu quả.

Bộ trưởng đề nghị Tổng cục Du lịch là đầu mối trung tâm để kết nối các đơn vị trong việc quảng bá xúc tiến du lịch gắn với quảng bá văn hóa. Việc xúc tiến, quảng bá như thế nào căn cứ trên cơ sở nhiệm vụ của từng đơn vị.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Nghệ thuật biểu diễn phải sớm xây xựng chương trình biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội để đưa thành sản phẩm du lịch. Tổng Cục Du lịch có nhiệm vụ hợp tác với các công ty du lịch xây dựng tour du lịch để giới thiệu điểm đến Nhà hát Lớn Hà Nội./.

Nguồn tin: www.toquoc.vn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Đến Thái Nguyên, bạn quan tâm điều gì nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 42
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 38
 
  •   Hôm nay 4,908
  •   Tháng hiện tại 62,897
  •   Tổng lượt truy cập 16,097,554
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi