Với gần 200 tài liệu hiện vật thể khối và hơn 200 ảnh tư liệu, phản ánh về đời sống vật chất, tinh thần các dân tộc hai bên bờ lưu vực sông Cầu. Trưng bày triển lãm tập trung giới thiệu những nét văn hóa của các dân tộc cũng như cách ứng xử của cư dân với dòng sông Cầu, thông qua hình ảnh, hiện vật, trang phục, nhạc cụ, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống và các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu. Từ đó, khơi nguồn tự hào, tự tin dân tộc, tiếp tục bảo tồn, vun đắp bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Trình diễn cồng chiêng dân tộc Mường, phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Bên cạnh đó, Triển lãm còn trưng bày những hình ảnh về môi trường và phát triển sản xuất gắn với nguyên liệu tự nhiên, thân thiện nhằm tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng dân cư phát triển một cách bền vững gắn liền với môi trường sinh thái và môi trường nhân văn. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phát huy giá trị văn hóa, tri thức bản địa, vai trò của cộng đồng dân cư, học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ môi trường dòng sông Cầu trong cộng đồng, trong nhà trường để phát triển bền vững, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa của cha ông trong việc khai thác và sử dụng sông nước cũng như ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Thông qua Trưng bày, góp phần vào việc tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung và văn hóa cộng đồng các dân tộc hai bên bờ sông Cầu nói riêng trong sự nghiệp gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội, ý thức bảo vệ môi trường…
Minh Đỗ - Vi Biên
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...