Thông tin mới cho Du khách
Chương trình tour du lịch Thái Nguyên Năm 2023 (01 Ngày)

Chương trình tour du lịch Thái Nguyên Năm 2023 (01 Ngày)

Nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm và tham quan du lịch của du khách trên cả nước khi đến với Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Thái Nguyên xây dựng một số chương trình tour du lịch Thái Nguyên 01 ngày, cụ thể như sau:

 Xem tiếp...

 
 

Về thăm chùa Thiên Tây Trúc giữa non xanh Tam Đảo

Thứ hai - 26/08/2019 03:29
Về thăm chùa Thiên Tây Trúc giữa non xanh Tam Đảo

Nhân một chuyến công tác cùng đồng nghiệp, tôi có dịp được đến thăm và vãn cảnh chùa Thiên Tây Trúc. Chùa tọa lạc tại sườn Đông dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, thuộc xóm Hòa Bình, xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nơi đây đang là một điểm về du lịch tâm linh thu hút du khách đến vãn cảnh và trải nghiệm khóa tu thiền.

 

Được biết, trước đây đường lên chùa rất khó khăn, nhưng nay con đường dẫn lên chùa đã được đổ bê tông rộng, 2 xe ô tô có thể tránh được nhau,  tuy nhiên độ dốc ở đây cũng rất đáng “gườm” và sẽ là một sự hoang mang không hề nhẹ với những tay lái “yếu” khi lần đầu tiên trải nghiệm cung đường này.

Sau hành trình chinh phục cung đường mà nhiều người ví như đường lên khu du lịch Tam Đảo (Vĩnh Phúc), hiện ngay trước mắt tôi là ngôi chùa giữa lưng chừng núi. Tại đây, mọi người có thể nhìn thấy ngay trước mặt là cột sóng truyền hình Tam Đảo. Cách đây chỉ khoảng cách 5 km đường chim bay, bên kia dãy núi là một khu du lịch nghỉ dưỡng sầm uất của tỉnh Vĩnh Phúc.

001
Chùa Thiên Tây Trúc. Ảnh:Nguyễn Minh

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chùa Thiên Tây Trúc có từ thời nhà Mạc, thờ phật gồm 3 vị Tam Thế, Bồ Tát Quan Âm, Địa Mẫu, Bà Chúa Thượng Ngàn và 18 vị quận công. Theo tương truyền 18 vị quận công này bị chết oan dưới thời nhà Mạc nên đã được đưa vào chùa để thờ tự. Hiện nay chùa vẫn còn giữ một miếng vải ghi tên 18 vị quận công bằng chũ Hán Nôm. Trước kia chùa được làm bằng gỗ lợp gianh, nứa, nền lát phản gỗ, xung quanh bưng ván gỗ và có cấu trúc hình chuôi vồ. Do ở rừng sâu ít được tu bổ nên chùa dần bị hư hại. Đến năm 1944 thì hư hỏng hoàn toàn. Năm 1987, vợ chồng ông Vũ Xuân Thuận cùng nhân dân địa phương dựng lại chùa bằng tranh nứa đơn sơ. Đến năm 1998 chùa được xây mới hoàn toàn. Năm 2013 chùa được trùng tu, tôn tạo trên vị trí cũ của chùa, giữ nguyên kiến trúc hình chuôi vồ, 3 gian lợp ngói mũi hài, điện chính thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Phía hậu cung thờ 3 pho Tam Thế Phật cùng tượng phật nghìn mắt nghìn tay. Bên phải ngôi chùa có con suối nhỏ gọi là suối Đá Đen, bên trái ngôi chùa có con suối Đá Trắng, cách chùa 100m có một giếng nhỏ gọi là giếng Cô Chín (thờ Cô Chín Thượng Ngàn). Du khách thập phương đến chiêm bái thường xuống lấy nước ở giếng này về thắp hương và mang về nhà thờ tự. Di tích chùa Thiên Tây Trúc đã được  UBND tỉnh Thái Nguyên xếp hạng cấp tỉnh tại Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 25/1/2006.

 

1
Lối đi xuống Giếng Cô Chín. Ảnh: Nguyễn Minh

Đến đây du khách không chỉ được tĩnh tâm nhìn lại mình, cầu bình an cho gia đình mà còn được tìm về với những giá trị của lịch sử. Ngay bên trái cổng vào, trong khuôn viên chùa là di tích lịch sử cấp tỉnh địa điểm thành lập Đội cứu quốc quân Phạm Hồng Thái (tại Lán Than). Theo lịch sử ghi lại trong những năm 1940 – 1942 ông Nguyễn Huy Minh (Thạch Sơn) cùng gia đình xuống chân núi phía đông Tam Đảo thuộc làng Quân Chu, Đại Từ để khai hoang lập ấp mở lò đốt than. Địa danh Lán Than ra đời từ đó. Cuối năm 1942, đầu 1943 đội tự vệ Tam Đảo  đã được thành lập do ông Nguyễn Huy Minh phụ trách, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Quân Chu, Cát Nê, Ký Phú, Phúc Thuận (Phổ Yên) và thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Trong thời gian này, đồng chí Chu Văn Tấn chỉ huy trưởng chiến khu Hoàng Hoa Thám nhận được báo cáo về tình hình hoạt động của đội tự vệ Tam Đảo – Quân Chu. Đồng chí đã trực tiếp về xã Cát Nê để kiểm tra phong trào và công nhận đội tự vệ Tam Đảo là tổ chức cách mạng. Sau khi được củng cố, bổ sung lực lượng, đội du kích Cao Sơn (tiền thân là đội tự vệ Tam Đảo) đổi tên thành Trung đội Giải phóng quân Phạm Hồng Thái do đồng chí Thạch Sơn (Nguyễn Huy Minh) làm Trung đội trưởng, đồng chí Vũ Tuân (Vũ Văn Tích) làm Chính trị viên. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Chu Văn Tấn, Trung đội đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng cơ sở Việt Minh ở Đại Từ, Phổ Yên, Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên), Tam Đảo (tỉnhVĩnh Phúc); chiến đấu chống phát xít Nhật, trừ gian, diệt phỉ, bảo vệ  nhân dân, giữ vững đường dây liên lạc từ miền xuôi lên căn cứ địa cách mạng Tân Trào, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Thái Nguyên.

10
Nhà bia di tích địa điểm thành lập Đội cứu quốc quân Phạm Hồng Thái
(tại Lán Than) trong khuôn viên chùa. Ảnh: Nguyễn Minh

Với địa thế thuận lợi và giá trị cũng như ý nghĩa lịch sử của di tích, xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân trong vùng cũng như sự quan tâm và mong mỏi của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc về việc trùng tu, tôn tạo ngôi chùa Thiên Tây Trúc và xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc. Năm 2014 tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 2791/QĐ-UBND, ngày 02/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khu chùa Thiên Tây Trúc và Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc, xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau đó, Dự án đã được triển khai thực hiện, Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc được quy hoạch tổng thể trên diện tích 4,3 ha thuộc rừng Quốc gia Tam Đảo, xã Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Các hạng mục công trình trong quy hoạch tổng thể gồm: Cổng Tam Quan, Tháp Chuông, lầu Trống, Chính điện, Nhà Thờ Tổ, Nhà trưng bày, nhà khách, Thiền đường...  

     Dự án được chia thành 2 giai đoạn, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 183 tỷ đồng.  Nguồn vốn đầu tư xây dựng do phật tử, khách thập phương và nhân dân đóng góp. Tại thời điểm chúng tôi đến, các hạng mục của giai đoạn 1 cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ du khách.

9

Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc đi vào hoạt động đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đại Từ, đồng thời còn là địa điểm để hướng dẫn nhân dân phật tử tu Thiền theo Thiền phái Trúc Lâm, để tu sửa thân tâm, do tâm an tịnh mà cuộc sống ngày càng an vui hạnh phúc và bài trừ mê tín dị đoan, góp phần tôn vinh giá trị văn hoá phi vật thể của dân tộc. Thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc còn là nơi nghiên cứu, bảo tồn, lưu trữ các thư tịch, ấn phẩm văn hoá của địa phương và Thiền phái Trúc Lâm. Được biết, hiện nay, du khách đến đây ngoài việc được tham quan, vãn cảnh còn có thể tham gia vào các gói trải nghiệm của Thiền viện như: Ăn cơm chay nhà Phật, hướng dẫn ngồi thiền bên suối,...

Về với cửa thiền để tâm hồn thư thái, quên đi những lo âu sầu muộn của đời thường, được cùng các sư thầy thưởng thức những bữa cơm chay nhà Phật và trải nghiệm ngồi thiền bên dòng suối trong xanh chảy róc rách ngày đêm, chắc chắn sẽ đem đến cho du khách những cảm nhận rất thú vị. Hãy một lần đến đây để cảm nhận và rồi không muốn rời xa./.

Hải Đăng

 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Điểm du lịch nào của Thái Nguyên bạn thích nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 14
 
  •   Hôm nay 2,343
  •   Tháng hiện tại 71,862
  •   Tổng lượt truy cập 15,040,824
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi