Thông tin mới cho Du khách
Thái Nguyên tham gia sự kiện kích cầu du lịch lớn nhất trong năm 2024 tại Việt Nam

Thái Nguyên tham gia sự kiện kích cầu du lịch lớn nhất trong năm 2024 tại Việt Nam

Nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa, du lịch của tỉnh Thái Nguyên đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế, từ ngày 11 - 14/4/2024, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hà Nội, Thái Nguyên đã tổ chức 02 gian hàng quảng bá, xúc tiến du lịch với chủ đề “Du lịch Thái Nguyên - Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc” tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM...

 Xem tiếp...

 
 

Nơi hội tụ những giá trị văn hóa của các dân tộc

Thứ sáu - 04/12/2015 08:24
Nơi hội tụ những giá trị văn hóa của các dân tộc

Nằm ở vị trí trung tâm vùng trung du miền núi phía Bắc, Thái Nguyên được biết đến là vùng đất “đệ nhất danh Trà”, Thủ đô kháng chiến năm xưa. Việt Bắc, Thái Nguyên luôn ấp ôm trong mình những giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em, đang hội tụ tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam hôm nay.

 

 Du khách trong nước, quốc tế thưởng trà tại Lễ hội Văn hóa Trà - Văn hóa ASEAN tổ chức tại Bảo tàng.

Du khách trong nước, quốc tế thưởng trà tại Lễ hội Văn hóa Trà - Văn hóa ASEAN tổ chức tại Bảo tàng.

Năm 1959, Ủy ban Hành chính Khu tự trị Việt Bắc đã chính thức ra chỉ thị giao cho Sở Văn hóa Khu chịu trách nhiệm xây dựng nhà Bảo tàng Việt Bắc. Chiều ngày 19-12-1960, Lễ khởi công xây dựng nhà Bảo tàng chính thức diễn ra. Ngày này đã trở thành ngày truyền thống của Bảo tàng Việt Bắc xưa, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam hôm nay. Năm 1963, công trình nhà Bảo tàng do Kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp thiết kế đã chính thức hoàn thành. Đây là một công trình kiến trúc đẹp, bề thế theo phong cách phương Tây, nhưng lại gần gũi theo phong cách phương Đông, bởi các ô thoáng, lan can… mang đường nét hoa văn trên vải thổ cẩm, đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Công trình đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.
Năm 1963, phòng trưng bày đầu tiên - Phòng Lịch sử cách mạng của các dân tộc - chính thức mở cửa đón khách tham quan. Từ năm 1960 đến 1965, cán bộ Bảo tàng đã đi sâu vào các bản làng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con nhân dân, nghiên cứu, sưu tầm, đưa về kho cơ sở hơn 5.000 đơn vị hiện vật.

Ngày 01-01-1964 là một ngày trọng đại của Bảo tàng: Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vẫn dành thời gian quý báu đến thăm Bảo tàng Việt Bắc. Bút tích của Người trong Sổ vàng lưu niệm là lời khắc sâu trong tâm thức của lớp lớp thế hệ cán bộ Bảo tàng Việt Bắc xưa, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam hôm nay.
Năm 1965, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, trút bom đạn xuống thành phố Thái Nguyên. Bảo tàng Việt Bắc hàng ngày bị rung chuyển và nứt xé vì bom đạn của kẻ thù. Các đoàn xe thồ của cán bộ Bảo tàng đã vượt qua mưa bom, bão đạn 3 lần đi sơ tán, bảo toàn giá trị, tài liệu.

Trong dịp Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ 3, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã mang đến cho du khách nhiều hoạt động văn hóa sôi nổi, hấp dẫn. Trong ảnh: Du khách quốc tế tham quan góc trưng bày ASEAN tổ chức tại Bảo tàng.

Tranh thủ lúc sơ tán, các cán bộ Bảo tàng đã chủ động đến với nhân dân ở vùng sâu, vùng xa bằng những cuộc triển lãm lưu động, góp phần đưa chủ trương của Đảng, những giá trị lịch sử, văn hóa, những thành tựu kinh tế - xã hội của miền Bắc đến với đồng bào các dân tộc. Tiếng bom vừa dứt, những chiến sĩ thầm lặng lại cùng với các xe thồ hiện vật trở về Bảo tàng thân yêu, vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa chỉnh lý trưng bày, bổ sung nội dung trưng bày mới. Những năm tháng này, Bảo tàng vừa phục vụ khách, vừa đáp ứng yêu cầu của 6 khâu công tác, nghiên cứu sưu tầm trên 15.000 tài liệu cùng câu chuyện  lịch sử, văn hóa của các dân tộc 6 tỉnh Việt Bắc: Cao, Bắc, Lạng, Thái, Tuyên, Hà.

Ngày 30-4-1975, nước nhà thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, Khu tự trị Việt Bắc giải thể. Từ đây, Bảo tàng được chuyển giao về Bộ Văn hóa - Thông tin.

Năm 1990, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định số 508/QĐ-BVH-TT chuyển Bảo tàng Việt Bắc thành Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ bảo tồn vốn di sản văn hóa Việt Nam trong phạm vi cả nước. Ngày 19-12-1990, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam vinh dự được đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đến dự kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Bảo tàng. Đại tướng căn dặn: “Chúng ta đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh và đang mở rộng quan hệ với các nước. Chúng ta càng phải giữ gìn những truyền thống quý báu, bản sắc văn hóa dân tộc. Trong khi tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, cần ngăn ngừa khắc phục các xu hướng không lành mạnh, phấn đấu phát triển và nâng cao chất lượng của nền văn hóa Việt Nam.”

 

  Tổ chức trưng bày giới thiệu về các làng nghề thủ công mỹ nghệ trong cả nước tại Bảo tàng.

Các thế hệ cán bộ Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam luôn kế thừa truyền thống, tranh thủ nguồn lực của quốc tế để cải tạo, nâng cấp hệ thống trưng bày cố định, thay đổi phương thức hoạt động, đáp ứng nhu cầu của công chúng tham quan. Chưa đầy 10 năm, Bảo tàng đã thực hiện 150 cuộc triển lãm lưu động, đem đến vùng sâu, vùng xa, các trường dân tộc nội trú những hiện vật thật, được nhìn bằng mắt, được sờ bằng tay, để rồi người dân cảm nhận, thẩm thấu các giá trị văn hóa Việt Nam. Hiệu quả công việc những năm qua đã trở thành thước đo giá trị của một đơn vị, để rồi Bảo tàng lại nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của Bộ Văn hóa - Thông tin, của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên để mở rộng diện tích trưng bày từ 28.000 lên 40.000m2. Khuôn viên Bảo tàng từ ngày 19-5-2010 đã có những điểm nhấn văn hóa theo vùng miền: Núi cao, thung lũng, trung du - đồng bằng Bắc Bộ, ven biển - miền Trung, Trường Sơn - Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ. Các hạng mục công trình đã tô điểm cho không gian Bảo tàng trở lên sống động, thể hiện sắc thái văn hóa vùng miền của 54 các dân tộc anh em.

Từ tổng hợp các nguồn lực, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm, nhập kho cơ sở trên 50.000 đơn vị tài liệu, hiện vật, bao gồm 16.000 tài liệu, hiện vật đã chuyển giao cho các bảo tàng bạn. Các thành tựu khoa học - công nghệ cũng được ứng dụng rộng rãi trong đơn vị bằng những phần mềm quản lý hiện vật, âm thanh, ánh sáng cảm ứng hỗ trợ các tổ hợp trưng bày... Đặc biệt, Bảo tàng còn mời nghệ nhân truyền dạy hơn 40 tiết mục văn hóa phi vật thể các dân tộc để có thể biểu diễn phục vụ du khách thường xuyên. Nhờ vậy, mỗi hiện vật được thổi hồn, có sức sống trong cuộc sống đương đại.
Bảo tàng từng bước kết nối trong nước, quốc tế và tổ chức các hoạt động chuyên đề phục vụ công chúng, thành công theo từng chuyên đề đã giúp bảo tàng có bước tiến xa hơn. Năm 2013, Hội thảo quốc tế nghề dệt truyền thống ASIAN lần thứ 4 được tổ chức tại Bảo tàng, với sự tham gia của 13 quốc gia (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Lào, Nhật Bản, Singapore, Philippines, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Croatia), qua đó tôn vinh nghề dệt truyền thống, kết nối mở rộng hợp tác và phát triển. Những đổi mới, kết nối trong giáo dục thời gian qua, đặc biệt là sau hoạt động “70 năm đồng hành cùng bước chân bộ đội Cụ Hồ” đã định hình các tour tham quan cả ngày tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, là tiền đề để Bảo tàng tiếp tục kết nối với mọi đối tượng theo nghề nghiệp, theo lớp, theo nhóm, mở ra nhiều hoạt động giáo dục trải nghiệm, làm cho các hiện vật trưng bày sinh động, hấp dẫn hơn đối với công chúng, đánh dấu bước đổi mới toàn diện trong hoạt động bảo tàng.

 

Học sinh các trường THCS trên địa bàn T.P Thái Nguyên tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng.

Nhờ có các hoạt động trưng bày chuyên đề, đổi mới phương pháp giáo dục, trải nghiệm, xây dựng các tour tham quan đa dạng, nên từ năm 2000 đến nay, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã thu hút gần 4 triệu lượt khách tham quan trưng bày cố định. Đây cũng là giai đoạn Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban nữ công) được bổ sung lực lượng, tổ chức chặt chẽ, thực hiện tốt các hoạt động đoàn thể, phong trào thi đua, tạo không khí vui tươi, phấn khởi chung sức  xây dựng cơ quan văn hóa, thực hiện chiến lược dài hạn và kế hoạch ngắn hạn bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Nhìn lại chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển, mỗi cán bộ, công nhân viên chức Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam luôn phấn khởi và tự hào với truyền thống vẻ vang của mình. Mỗi bước đi, mỗi chặng đường đã qua đều ghi đậm dấu ấn của các thế hệ cha anh. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, đội ngũ cán bộ, công nhân viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam hôm nay xác định cần tiếp tục nỗ lực đổi mới hoạt động, quyết tâm xây dựng Bảo tàng ngày càng hiện đại, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu “Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là điểm đến, là nơi hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của quần chúng nhân dân”.

 

Tác giả bài viết: T.S Nguyễn Thị Ngân Giám đốc Bảo tàng


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Điểm du lịch nào của Thái Nguyên bạn thích nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 28
  •   Máy chủ tìm kiếm 6
  •   Khách viếng thăm 22
 
  •   Hôm nay 276
  •   Tháng hiện tại 91,156
  •   Tổng lượt truy cập 16,457,374
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi