Thông tin mới cho Du khách
Thái Nguyên tham gia sự kiện kích cầu du lịch lớn nhất trong năm 2024 tại Việt Nam

Thái Nguyên tham gia sự kiện kích cầu du lịch lớn nhất trong năm 2024 tại Việt Nam

Nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa, du lịch của tỉnh Thái Nguyên đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế, từ ngày 11 - 14/4/2024, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hà Nội, Thái Nguyên đã tổ chức 02 gian hàng quảng bá, xúc tiến du lịch với chủ đề “Du lịch Thái Nguyên - Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc” tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM...

 Xem tiếp...

 
 

Để Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn

Chủ nhật - 17/09/2017 04:51
Để Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn

Nhằm đưa Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, Ban Quản lý Nhà hát vừa phối hợp Tổng cục Du lịch và Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai trương tua tham quan nhà hát kết hợp thưởng thức nghệ thuật truyền thống. Đây là chủ trương được ngành du lịch đặt nhiều kỳ vọng, song vẫn còn vấn đề cần điều chỉnh để tua tham quan này thật sự trở thành sản phẩm thu hút khách.

5fb1d87291083671db37189e8746edd7
Các nghệ sĩ biểu diễn chương trình nghệ thuật "Hồn Việt" tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh: HƯƠNG CHI

Kéo dài trong khoảng 90 phút với chủ đề “Lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật truyền thống”, tua tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội đưa khách du lịch thăm ba tầng nhà hát, vừa tìm hiểu lịch sử quá trình xây dựng và kiến trúc độc đáo, trong đó có các điểm dừng: sảnh chính, khu cầu thang di tích, khán phòng… Khách sẽ được đón tiếp tại phòng gương, tìm hiểu di tích vết đạn bắn tháng 12-1946 và những sự kiện quan trọng từng diễn ra tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, nhất là trong giai đoạn 1945-1946…

Ngoài ra, du khách còn được trải nghiệm tham quan ảo nhà hát bằng công nghệ 3D, ngồi thử lô VIP dành cho nguyên thủ khi xem biểu diễn, khám phá không gian giới thiệu quá trình trùng tu nhà hát năm 1995, không gian trưng bày các tư liệu, ảnh cổ… Bước sang phần thứ hai của hành trình, khách tham quan được thưởng thức chương trình nghệ thuật “Hồn Việt”, gồm các tiết mục nghệ thuật truyền thống được chọn lọc, do các nghệ sĩ tài năng biểu diễn. Tua tham quan này được thực hiện định kỳ từ 10 giờ 30 phút đến 12 giờ vào thứ hai và thứ sáu hằng tuần.

Với lịch sử tồn tại hơn 100 năm, mang đậm phong cách kiến trúc Pháp, Nhà hát Lớn Hà Nội luôn được xem là công trình văn hóa, lịch sử, kiến trúc quan trọng của Thủ đô. Do đó, việc mở cửa nhà hát đón khách tham quan là ý tưởng nhận được nhiều hưởng ứng từ phía ngành du lịch và công chúng, nhất là với các hãng lữ hành. Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên khẳng định: Việc mở tua tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội kết hợp xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống không những tạo cơ hội để nhân dân được thăm, thưởng thức và cảm nhận các giá trị văn hóa lịch sử mà còn góp phần vào công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa bằng cách quảng bá các giá trị đó tới công chúng, bạn bè quốc tế, qua đó tạo dựng thêm sản phẩm hấp dẫn cho ngành du lịch Thủ đô.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia du lịch, để Nhà hát Lớn Hà Nội thật sự trở thành một trong những điểm đến trong lịch trình của các công ty du lịch, tua tham quan nhà hát còn một số điểm cần nghiên cứu để thay đổi. Đầu tiên là vấn đề giá vé cho khách vào xem còn chưa hợp lý, nhất là với khách trong nước. Ngay trong ngày đầu mở cửa, khách tham quan đã phàn nàn về giá vé 400 nghìn đồng/người. Bởi rõ ràng, đây là mức chi không hề nhỏ đối với mặt bằng chung ở các điểm tham quan khác trong thành phố.

Đề cập việc giá vé đó bao gồm cả phần thưởng thức nghệ thuật, một khách tham quan cho biết: Nếu mở cửa Nhà hát Lớn Hà Nội để tạo điều kiện cho mọi người vào thăm thì tôi e rằng mức giá này không phù hợp những người có thu nhập không cao, nhất là những người cao tuổi, về hưu ở nước ta sẽ chẳng thể có cơ hội để đến đây tìm hiểu về di tích lịch sử ngay trên chính quê hương, đất nước mình.

Nếu tôi chỉ muốn tham quan mà không muốn xem chương trình nghệ thuật thì sao? Theo tôi, ban tổ chức nên cho khách có nhiều lựa chọn và quy định mức giá riêng cho từng lựa chọn của họ thì mới hợp lý. Giám đốc Công ty du lịch Travelogy Việt Nam Vũ Văn Tuyên cho rằng, mức giá này là hơi cao so với các điểm đến khác ở nước ta và các nước trong khu vực. Trong khi thăm nhà hát từ một đến hai giờ, khách phải bỏ ra số tiền 400 nghìn đồng, thì để thăm Cung điện Hoàng gia Thái-lan, khách du lịch chỉ phải bỏ ra số tiền tương đương khoảng 300 nghìn đồng trong cả buổi. 

Bên cạnh đó, vấn đề nội dung chương trình nghệ thuật trong tua tham quan cũng khiến nhiều doanh nghiệp du lịch băn khoăn. “Hồn Việt” bao gồm nhiều tiết mục nghệ thuật truyền thống như: hát múa Việt Nam quê hương tôi, độc tấu đàn bầu Khúc vĩ thanh của đất, trích đoạn tuồng Ông già cõng vợ đi xem hội, múa chầu văn Cô bé Đông Cuông, hòa tấu sáo Tình trăng tình núi… song theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Hanoi Redtour Đặng Bích Thọ, chương trình nghệ thuật được xây dựng như trên là chưa đặc sắc, chưa xứng tầm để biểu diễn ở Nhà hát Lớn Hà Nội, vốn được giới biểu diễn nước nhà gọi là “thánh đường nghệ thuật”.

Chương trình được kết cấu bởi nhiều tiết mục, mỗi tiết mục do một đơn vị đảm nhận. Có cả hát, múa, thổi sáo, đàn bầu, tuồng, chầu văn, rối…; tức là hội tụ tương đối nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống nổi bật của Việt Nam nhưng lại thiếu tính liên kết và sự đặc sắc. Chẳng hạn, với trích đoạn tuồng kinh điển Ông già cõng vợ đi xem hội, lâu nay các nghệ sĩ diễn thường phải mất nửa giờ là ít, nhưng giờ lại biến thành một tiết mục nhỏ trong tổng chương trình kéo dài có 30 phút nên bị cắt xén, gọt bớt rất nhiều, trong khi với tuồng cổ, nét hấp dẫn là ở điệu bộ, ánh mắt… Vì thế, tiết mục đã không thể hiện được nét đặc trưng của loại hình nghệ thuật này.

Để thu hút khách du lịch, nhất là khách nước ngoài, vấn đề chủ yếu không phải là mức giá bao nhiêu, mà mức giá có tương xứng với những gì mà du khách được trải nghiệm hay không. Chương trình nghệ thuật trong tua tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội nhất thiết cần được nghiên cứu, đầu tư bài bản, có chiều sâu và chủ đề rõ ràng, làm nổi bật được vẻ đẹp nghệ thuật truyền thống Việt Nam và không gian biểu diễn của nhà hát. Đối với bất cứ di tích lịch sử nào, khi đã có chủ trương mở rộng cửa cho khách tham quan, cần có những quy định, biện pháp bảo vệ khoa học để vừa bảo tồn, vừa phát huy được giá trị di tích.

Việc mở cửa tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội hai buổi mỗi tuần đang được Ban Quản lý Nhà hát thử nghiệm trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 năm nay. Hy vọng, đến năm 2018, trên cơ sở đánh giá mức độ thành công và ghi nhận ý kiến từ các công ty lữ hành, công chúng, tua tham quan nhà hát sẽ được hoàn thiện, đưa Nhà hát Lớn Hà Nội thật sự trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông du khách.

Tác giả bài viết: Ngọc Linh


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Đến Thái Nguyên, bạn quan tâm điều gì nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 11
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 7
 
  •   Hôm nay 3,911
  •   Tháng hiện tại 153,491
  •   Tổng lượt truy cập 16,519,709
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi