Thông tin mới cho Du khách
Chương trình tour du lịch Thái Nguyên Năm 2023 (01 Ngày)

Chương trình tour du lịch Thái Nguyên Năm 2023 (01 Ngày)

Nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm và tham quan du lịch của du khách trên cả nước khi đến với Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Thái Nguyên xây dựng một số chương trình tour du lịch Thái Nguyên 01 ngày, cụ thể như sau:

 Xem tiếp...

 
 

OÓC PÒ – LỄ HỘI DÂN GIAN CỦA ĐỒNG BÀO NÙNG Ở THÁI NGUYÊN

Thứ ba - 30/01/2018 05:38

Lễ hội Oóc Pò còn có tên gọi khác là lễ hội Ra (lên) đồi, lễ hội Ra đồi- cầu mùa, được tổ chức trong các bản làng người Nùng vào dịp cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch hàng năm.Lễ hội mang ý nghĩa phồn thực, nhằm cầu trời đất, cầu thần linh ban cho một năm mưa thuận hóa hòa, ruộng rẫy tốt tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi nảy nở, mọi người trong bản làng bình an, no ấm.

 

Lễ hội Oóc Pò có thể được tổ chức tại đình làng, nhưng cũng có thể diễn ra trên một thử ruộng, một sườn đồi bằng phẳng, rộng rãi được dân bản cho là đất thiêng. Để làm cỗ cúng trời đất, thần linh, mỗi gia đình trong bản góp một ít tiền, 1 con gà, 1 chai rượu, 1 bát gạo. Việc nấu cỗ tiến hành tại sân đình hoặc nhà ông trưởng bản.

Phần lễ do ông chủ tế là thầy Tào hoặc vị già làng có tri thức, uy tín. Đàn ông trong bản từ trưởng bản đến các vị chức sắc, trai đinh đều mặc y phục dân tộc Nùng đen chàm, khăn chàm cuốn trên đầu thành vòng. Theo vị trí trong bản, mọi người ngồi trước bàn thờ trên đặt sẵn các mâm cỗ. Ông chủ tế làm các nghi thức dâng hương, dâng rượu, dâng lễ, xin đài âm dương. Khi xin được đài ông đọc một bài sớ dài bằng tiếng Nùng thỉnh cầu trời đất, thần linh. Đọc xong bản sớ, chủ tế tiếp tục xin đài âm dương. Nếu thuận ( xin được âm – dương), thì kết thúc phần lễ để sau đó cỗ được bày ra cho mọi người cùng hưởng. Những người không đến dự lễ hội được, cũng được nhà bếp gói cho phần xôi, thịt theo tục lệ của bản.

Phần hội diễn ra khi kết thúc phần lễ. Ông già làng tiến ra sân hội đánh trống khai hội. Màn múa lân mở đầu phần hội. Múa kì lân là nét riêng của đồng bào Nùng. Một tốp múa có 1 -2  hoặc một đàn kì lân, 1 đười ươi và 2 khỉ. Bộ đầu lân, đười ươi, khỉ do dân bản tự làm bằng song, tre, mây, giấy, vải, màu khác hẳn đầu sư tử và phục trang múa sư tử của người Kinh, người Tày. Cách thức múa lân cũng tương tự như múa sư tử, chỉ có một điểm khác là kết thúc màn múa những con lân “vẫn sống”. Hết màn múa lân là hội tung còn. Cây còn cao 12m, tượng trưng cho 12 tháng của một năm. Cách thức chơi cũng giống như tung còn trong hội lồng tồng của người Tày. Trong hội còn có nhiều trò chơi độc đáo của người Nùng: gieo đúm (thọt còn), đánh quay ( tả sáng), đánh cầu ( tức din), kéo co, đánh yến, thi bắn nỏ, thi cầu trượt... các bà, các chị còn thi gói bánh, thi dệt vải. Trai gái trong bản, trai gái đến từ các bản, xã khác từng tốp, hát sli, hát lượn. Những cuộc sli, lượn kéo dài tới đêm...

Ở Thái Nguyên, lễ hội Oóc Pò chỉ còn được tổ chức ở các xã Tân Long, Văn Hán (huyện Đồng Hỷ)

Minh Đỗ ( Theo Từ điển Thái Nguyên)

 

 


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Du lịch Thái Nguyên - Khám phá và trải nghiệm

 Nói đến Thái Nguyên là nói đến những địa danh gắn liền với chiến tích lịch sử như Khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Khu di tích quốc gia nơi tưởng niệm 60 liệt sỹ TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái; Khu di tích quốc gia 27/7. Không chỉ vậy, du lịch Thái Nguyên còn hấp dẫn du khách với...

Thăm dò ý kiến

Đến Thái Nguyên, bạn quan tâm điều gì nhất

Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 14
 
  •   Hôm nay 2,016
  •   Tháng hiện tại 71,535
  •   Tổng lượt truy cập 15,040,497
Hỗ trợ trực tuyến
thainguyentourism.vn
thainguyentourism.vn Hỗ trợ chính sách
0912239337
Đường dây nóng
Đường dây nóng Giờ Hành chính:
0975 141 719
Để có một chuyến đi thực sự ấn tượng trong cuộc đời, hãy đến với Thái Nguyên, đến với chúng tôi