CỔNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN

http://thainguyentourism.vn


TRIỂN LÃM ẢNH CHUYÊN ĐỀ: “CON GÀ TRONG ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM”

TRIỂN LÃM ẢNH CHUYÊN ĐỀ: “CON GÀ TRONG ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM”
Thiết thưc chào mừng kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2017), mừng xuân Đinh Dậu - Tết nguyên đán 2017 và phục vụ nhu cầm tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu văn hóa, thiên nhiên đất nước phong tục tập quán, con người Việt Nam nhân dịp đón xuân năm mới, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tổ chức trưng bày triển lãm với chuyên đề: “Con gà trong đời sống các dân tộc Việt Nam”.

 

Con gà còn là 1 trong 12 biểu tượng con Giáp của nền văn hóa Phương Đông nói chung, của đời sống văn hóa của người dân Việt Nam nói riêng. Con gà còn được gọi thân mật là “Dậu”, tượng trưng cho một tuổi đời. Hình ảnh chú Gà trống oai phong lẫm liệt đã được dân gian gắn với 5 đức tính mà một đấng quân tử cần phải có: Văn - Võ - Dũng - Nhân - Tín. Từ xa xưa cho đến ngày nay, con gà đã đi vào tín ngưỡng, đời sống  văn hóa của người dân Việt Nam. Khi chưa có đồng hồ, người ta dùng tiếng gà gáy để đo thời gian. Tiếng gà gáy sáng, tiếng gà gáy trưa, tiếng gà gáy chiều, tiếng gà gáy nhiều nhất là lúc vừa sáng tức canh năm, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, báo mọi người thức dậy để làm việc.

Con Gà đã gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của Việt Nam, không chỉ mang ý nghĩa về kinh tế, mà còn là một loài vật linh thiêng trong một số nền văn hóa, gắn chặt với nhiều hệ thống tín ngưỡng và thờ cúng tôn giáo với tư cách là lễ vật (vật hiến tế hay vật tế thần).  Trong các câu chuyện truyền thuyết, Sơn Tinh - Thủy Tinh từ thời các vua Hùng, Gà đã là một trong những món lễ vật thách cưới “Gà chín cựa”. Ngày nay, trong mâm cúng tổ tiên, lễ vật cưới hỏi nhất định phải có gà vì dân gian ta tâm niệm rằng, Gà là cầu nối giữa con người với tổ tiên, thần linh.

Triển lãm trưng bày Con gà trong đời sống các dân tộc Việt Nam” tập trung giới thiệu hình ảnh con gà gắn với đời sống  thường nhật cũng như đời sống tâm linh, phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam, với 3 chủ đề chính: Hình ảnh con gà và cuộc sống qua không gian và thời gian; Hình ảnh con gà trong nghi lễ thờ cúng của người Việt Nam; Hình ảnh gà trống trong văn hóa dân gian Việt Nam.  Đây sẽ là dịp để du khách ôn lại những thời khắc của cuộc sống đã qua với hình ảnh trong quan niệm và sự gắn bó với con gà trong nhân gian.

Bên cạnh đó là các hoạt động trải nghiệm với: Trải nghiệm vòng quay số 10 với câu hỏi về văn hóa, tín ngưỡng dân gian liên quan đến con gà; khách tham quan trải nghiệm in tranh dân gian Đông Hồ để cầu mong một năm sức khỏe, hạnh phúc, may mắn cho gia đình và người thân; trải nghiệm tô màu trên vải theo cách của người Malaysia, Indonesia; khu vực trưng bày ngoài trời với 7 ngôi nhà tại 6 vùng văn hóa sẽ được trang hoàng theo phong cách đón tết của mỗi một dân tộc tạo ra bản sắc riêng và ấn tượng.

Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam khai xuân, mở cửa đón khách ngày mùng 3 Tết tức ngày 30 tháng 1 năm 2017.

Dưới đây là mộ số hình ảnh con gà tại triển lãm:

“Voi 9 ngà, gà chín cựa, ngựa 9 hồng mao”

Nguồn ảnh: dabaco.com.vn

Trò chơi chọi gà ngày tết

  

Gà trong nghệ thuật

Ảnh 1:Tranh "Em bé ôm gà" Nguồn ảnh: wordpress.com

 Ảnh 2: Tranh "Đàn gà" cầu chúc cho sự sung túc, đông con và hạnh phúc.

Nguồn ảnh: wordpress.com

Trong phong thủy

Nguồn ảnh: phamphongthuy.com

Trong phong thủy gà trống thường được dùng làm biểu tượng cho sự giải trừ các thế sát của ngôi nhà hoặc giải trừ đào hoa sát. Không chỉ vậy những chú gà trống còn có thể giúp gia chủ tránh bị những kẻ tiểu nhân nói xấu sau lưng, mang đến sự may mắn và hạnh phúc cho chủ nhân.

 

sai_lam_khi_dat_ga_cung_trong_mam_co_ngay_tet_2

Cách đặt gà cúng trên ban thờ

Nguồn  ảnh: lamsao.com

Với mâm cúng trên bàn thờ gia tiên, thường là đặt đầu gà quay vào phía bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không nên đặt gà quay đầu ra, vì tư thế đó được cho là gà “không chịu chầu”.

Ảnh: Trẻ em vùng cao bên chú gà trống choai

 Nguồn: http://dantocviet.cinet.gov.vn/

 

 

 

Tác giả bài viết: Quang Minh