CỔNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN

http://thainguyentourism.vn


Chùa Huống dấu ấn của thời gian

Chùa Huống dấu ấn của thời gian
Chùa Huống (hay còn gọi là chùa Nóng) có tên chữ là Phú Nông Tự nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 3 km, thuộc làng Cậy, xã Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên.

 

Ngôi chùa với một bề dày lịch sử khoảng 10 thế kỉ cùng những câu chuyện dân gian lưu truyền theo năm tháng đã khắc ghi sâu sắc trong lòng mỗi người dân địa phương qua nhiều thế hệ, cũng như để lại nhiều ấn tượng khó phai cho mỗi du khách khi đến với nơi này.

1(1)
Tượng Quan âm bồ tát tại chùa Huống. Ảnh: Ngọc Linh

 Tuy đã được nghe tên chùa Huống nhiều lần nhưng trong một chuyến công tác gần đây tôi mới có dịp ghé thăm và thực sự ngỡ ngàng về cảnh quan của ngôi chùa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn gìn giữ được những nét trang nghiêm, cổ kính khác hẳn với những địa điểm tâm linh tôi mà tôi đã từng đến.

2(1)
ôi nhà tam bảo nhuộm màu rêu phong, cổ kính. Ảnh: Ngọc Linh
3(1)
Nhà Tổ đường được hoàn thành năm 2020.  Ảnh: Nam Đan

Ngôi chùa tọa lạc trên quả đồi cao nhất của xã Huống Thượng nên có một không gian vô cùng thoáng đãng và dễ chịu. Đến với chùa Huống ấn tượng đầu tiên của tôi chính bức tượng Quan thế âm bồ tát ngay dưới cổng chùa. Theo chia sẻ của Đại đức Thích Chúc Tiếp trụ trì của chùa thì tổng thể bức tượng và hệ thống đường dẫn được thiết kế rất độc đáo. Bức tượng với độ cao 16m, được coi là tượng quan thế âm bồ tát đứng cao nhất tại tỉnh Thái Nguyên đến thời điểm hiện tại. Cung đường dẫn đến bức tượng được thiết kế theo hình bản đồ Việt Nam (khi nhìn từ trên cao xuống) mà không phải ai cũng có thể hình dung ra khi bước đến lần đầu tiên. Sau khi hành lễ, tôi đã được thầy trụ trì dẫn đi tham quan và giới thiệu một cách tổng quát nhất về kiến trúc cũng như cách bố trí không gian của chùa. Ở vị trí trung tâm của chùa là ngôi tam bảo rêu phong phủ bóng mát bởi những rặng nhãn có tuổi đời hàng trăm năm nhìn thật uy nghiêm, cổ kính đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Phía trước nhà tam bảo là khoảng sân rộng phục vụ cho việc tổ chức những ngày lễ chính của chùa như: Tết Nguyên tiêu (15-1 âm lịch); lễ Phật Đản (8-4 âm lịch), lễ Vu lan (15-7 âm lịch). Phía sau nhà tam bảo là nhà tổ đường 2 tầng rất khang trang mới được hoàn thành vào năm 2020, tầng trên là nơi đặt các bàn thờ tổ, tầng dưới là không gian phục vụ đón tiếp các đoàn khách khi đến thăm chùa. Ngoài ra, còn một số hạng mục như: Nhà thờ mẫu, phật đường đang trong qua trình triển khai xây dựng lại (nhà thờ mẫu đã xuống cấp do thời gian). Sau khi tham quan, tôi đã dừng chân tại lầu trà (cạnh bể cá koi dưới gốc nhãn cổ thụ) thưởng thưởng thức những chén trà Thái Nguyên thơm ngon và phóng tầm mắt ra cánh đồng lúa xanh mướt của xã Huống Thượng, tận hưởng từng làn gió dịu mát khiến cho tôi cảm thấy thoải mái và an bình vô cùng.

4(1)
Không gian lầu trà. Ảnh: Đoàn Chiên
5(1)
Rặng nhãn trăm tuổi rợp bóng mát. Ảnh: Thu Hương

Đến với chùa Huống trong dịp lễ Vu lan tháng 7 âm lịch này, chỉ cần rảo bước trong khuôn viên của chùa, bạn sẽ thấy thư thái trong lòng. Đây chính là một chốn thanh tịnh, yên bình mà mỗi người con địa phương cũng như  du khách luôn muốn tìm về./.

Tác giả: Ngọc Linh