Di tích lịch sử quốc gia Núi Văn – Núi Võ
- Thứ tư - 01/01/2020 09:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đây cũng chính là nơi Lưu Nhân Chú cùng cha là Lưu Trung và em rể Phạm Cuống đã chiêu mộ người tài, tập hợp những người yêu nước, xây dựng quân đội ra sức luyện tập binh mã chuẩn bị đánh giặc cứu nước. Lưu Nhân Chú đã lập được nhiều chiến công hiển hách và được nhà vua trọng thưởng. Tương truyền các hang sâu thẳm trong lòng Núi Văn – Núi Võ là nơi các Tướng lĩnh trọng Bộ tham mưu quân khởi nghĩa tụ họp để bàn việc lớn, từ đó đưa ra những quyết định thắng lợi trong mọi trận đánh chống lại quân xâm lược phương Bắc.
Di tích lịch sử Núi Văn – Núi Võ là nơi thờ Tướng quốc Tể tướng Lưu Nhân Chú với tổng diện tích khuôn viên khoảng 2,5ha, gồm hai điểm chính và nhiều địa điểm phụ: Núi Văn thuộc địa phận xã Ký Phú, Núi Võ thuộc địa phẫn xã Văn Yên. Các điểm khác gồm: Núi Quần Ngựa, hồ Tắm Ngựa, núi Cắm Cờ, núi Đá Mài và đồi Xem. Để xứng tầm với vị thế của người hùng Lưu Nhân Chú, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng đền thờ ông dưới chân núi Võ với diện tích 57,622m2 với các hạng mục chính: Đền thờ chính, sân lễ hội, nhà tả vu, hữu vu, nhà khách, vườn hoa, cổng, đường vào ... Cuối năm 2009 công trình được khánh thành. Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng Giêng tại di tích vẫn diễn ra lễ hội tưởng nhớ, tôn vinh vị anh hùng Lưu Nhân Chú.
Được sự đồng thuận của chính quyền các cấp, ủng hộ của nhân dân địa phương và Lưu Tộc Việt Nam, Pho tượng Lưu Nhân Chú cao 1,85m, nặng 1500kg đã được hoàn thành đúc đồng ngày 20 tháng chạp năm Giáp Ngọ (2/8/2015), do gia đình cụ Lưu Thế Lũy (Đông Anh, Hà Nội) cùng các con công đức, theo thiết kế sáng tác của nhà điêu khắc Bùi Ngọc Lân, họa sĩ Lưu Thiện An và điều hành của tiến sĩ Lưu Văn Thành – Doanh nhân Lưu Vĩnh Phúc.
Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc gia năm 1981 tại Quyết định số 10-VHTT/QĐ ngày 09/02/1981.
Tác giả: Tiến Thành